tháng 12 2016

Qua đời vì bệnh lúc tuổi già

Năm 2016, không ít nghệ sĩ gạo cội của Việt Nam qua đời vì bệnh lúc tuổi già, bệnh mãn tính hết cách cứu chữa

NSƯT Quang Lý qua đời ngày 1-12 vì nhồi máu cơ tim sau khi đi tập thể dục về, hưởng thọ 68 tuổi. Ông ra đi đột ngột để lại niềm tiếc thương cho gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp và công chúng.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

NSƯT Út Bạch Lan trút hơi thở cuối cùng ngày 4-11 tại nhà riêng sau thời gian điều trị bệnh ung thư gan, thọ 82 tuổi. Được xem là thế hệ kế tiếp của NSND Phùng Há, bà mất trong khi vẫn đang tiếp tục sự nghiệp của mình. Những năm tháng còn lại của đời mình, bà đã chọn vào cửa Phật, không phải xuống tóc quy y mà đêm gõ mõ tụng kinh, ngày chọn sân chùa làm sân khấu, hát trích đoạn những vở tuồng về Phật để lấy tiền trùng tu, sửa chữa chùa chiền.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

NSƯT Phạm Bằng trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Hồng Ngọc tối 31-10, sau khi trải qua khoảng 3 tháng điều trị với vài lần mổ và phẫu thuật điều trị bệnh cả trong nước và nước ngoài.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

NSND Thanh Tòng qua đời ngày 22-9 tại nhà riêng, do bệnh tim mạch, hưởng thọ 68 tuổi. Ông là một trong những nghệ sĩ đại thụ của sân khấu cải lương tuồng cổ. Nhiều đồng nghiệp, nghệ sĩ thế hệ nối tiếp bàng hoàng, thương tiếc khi nghe tin ông qua đời.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

NSƯT Hán Văn Tình qua đời ngày 4-9 sau thời gian chiến đấu bệnh ung thư phổi, hưởng dương 59 tuổi. Ông ra đi để lại cho người thân bạn bè đồng nghiệp niềm tiếc thương.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

NSƯT Đoàn Bá qua đời ngày 22-8 tại California - Mỹ, thọ 78 tuổi, sau thời gian chiến đấu với bệnh. Ông có hơn 55 năm tuổi nghề với tài sản để lại cho đời là hơn 300 vở diễn, trong đó có các tác phẩm sân khấu nổi tiếng, như: “Rạng ngọc Côn Sơn”, “Nàng Xê-Đa”, “Hòn đảo thần Vệ Nữ”, “Thời con gái đã xa”, “Màu xanh mái tóc”… Ông ra đi để lại nhiều thương tiếc cho sân khấu nói chung và các đồng nghiệp, thế hệ học trò nói riêng.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Nhạc sĩ Thanh Tùng (sinh năm 1948) nổi tiếng với các ca khúc: "Hát với chú ve con", "Hoàng hôn màu lá", "Chuyện tình của biển", "Lời tỏ tình của mùa Xuân", "Ngôi sao cô đơn", "Câu chuyện nhỏ của tôi", "Hoa tím ngoài sân", "Em và tôi", "Phố biển", "Mưa ngâu", "Lối cũ ta về"... qua đời ngày 15-3 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời ngày 14-4, sau thời gian dài chống chọi với bệnh suy tim, suy thận, hưởng thọ 76 tuổi. Nhiều nhạc phẩm của ông rất được khán giả yêu mến: “Tình yêu đến không giã từ”, “Mênh mông tình buồn”, “Cho người tình xa”, “Cô đơn”, “Buồn ơi chào mi”, “Không 1”, “Không 2”, “Ai đưa em về”, “Tình khúc chiều mưa”..

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Đạo diễn Châu Huế qua đời ngày 3-3, tại nhà riêng ở Gò Vấp, TP HCM, hưởng thọ 72 tuổi. Đạo diễn Châu Huế là tác giả của nhiều phim truyền hình danh tiếng : "Những nẻo đường phù sa" (cùng với Đạo diễn Ngọc Phong), "Chúa tàu kim quy", "Chuyện tình bên dòng kênh Xáng", "Bình minh châu thổ", "Dòng sông định mệnh", "Ám ảnh xanh"... Đạo diễn Châu Huế mất khi vừa quay xong phim "Giữa hai bờ thiện ác", phim đang làm hậu kỳ dang dở.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Đạo diễn - NSƯT Lê Dân qua đời ngày 26-2 tại nhà riêng ở TP HCM vì xuất huyết não, hưởng thọ 88 tuổi. Ông từng làm đạo diễn nhiều phim: "Ông cố vấn", "Loan mắt nhung", "Tình Lan và Điệp"... Ngoài kỷ lục là đạo diễn có nhiều phim tham gia các liên hoan quốc tế nhất, Lê Dân còn là người giúp tạo dựng những tên tuổi màn bạc như: Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Huỳnh Thanh Trà, Túy Hồng, Băng Châu (trước năm 1975), sau này là Diễm My, Việt Trinh...

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Nghệ sĩ Đặng Vinh Quang từ trần ngày 20- 12 do bệnh viêm gan biến chứng dẫn đến nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 72 tuổi. NS Đặng Vinh Quang là người đã đóng góp rất nhiều cho sân khấu cải lương . Mỗi sân khấu ông đi qua đều để lại những ấn tượng tốt đẹp bằng tài năng ca diễn. Ông có giọng ca trầm ấm, âm vực rộng, ảnh hưởng nhiều từ việc học theo cách ca của nghệ sĩ Thành Được.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Nghệ sĩ Long Hải – tên thật Huỳnh Long Hải – qua đời ngày 19-11 tại nhà riêng ở TP HCM, hưởng thọ 68 tuổi. Ông quê ở Bến Tre, học trò của NSND Bảy Nam, người em kết nghĩa với NSND Kim Cương gắn bó nhiều thập niên với đoàn kịch Kim Cương. Hai năm qua NS Long Hải bị bệnh tai biến mạch máu não, dẫn đến bị liệt nửa người, ông đã từng được NSND Kim Cương đưa vào cấp cứu tại BV Chợ Rẫy. Trong sự nghiệp nghệ thuật, NS Long Hải đã tạo được nhiều dấu ấn với các vai diễn trong các vở sân khấu nổi tiếng: "Trà Hoa Nữ", "Dưới hai màu áo", "Vực thẳm chiều cao", "Huyền thoại mẹ", "Con nai đen rừng Đế Thích", "Người mua hạnh phúc"…Bộ phim cuối cùng NS Long Hải tham gia là “Chuyên án lạ" (Hãng phim TFS) và ông là chủ nhiệm bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, sau đó khi đoàn phim đóng máy, ông đã bị bệnh tai biến mạch máu não.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn qua đời ngày 7-10, tại Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi. Ông là một nhạc sĩ khoác áo lính. Những sáng tác nổi tiếng về đề tài người lính của ông được nhiều người biết đến như “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, “Noi gương Lý Tự Trọng”, “Bài ca Ngô Mây”,… Sau năm 1975, âm nhạc của Nguyễn Đức Toàn lại chứa đựng tính trữ tình nhiều hơn với một loạt các ca khúc được công chúng trong và ngoài nước ghi nhận như là “Chiều trên bến cảng”, “Tình em biển cả”, “Mùa xuân đất nước”, “Hà Nội một trái tim hồng”.Ông cũng là một trong số những nhạc sĩ đã giành giải thưởng Hồ Chí Minh.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Không chỉ nghệ sĩ Việt Nam, ở kinh đô điện ảnh thế giới cũng không ít sao qua đời vì bệnh khi tuổi cao, sức yếu.

David Bowie, 69 tuổi, ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, nhà sản xuất thu âm, họa sĩ... đã qua đời ngày 10-1 (giờ địa phương) sau 18 tháng chiến đấu chống bệnh ung thư. Huyền thoại này qua đời chỉ 2 ngày sau khi ông ra album phòng thu thứ 25 trong sự nghiệp hơn 40 năm của mình có tên “Blackstar”. Đây là album cuối cùng của David Bowie.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

David Bowie sinh ra ở Brixton, London – Anh. Ca khúc đầu tiên của ông ra mắt khán giả năm 1969 có tên “Space Oddity” vào tốp 5 bảng xếp hạng đĩa đơn của Anh. Sau đó 3 năm, David tung đĩa đơn “Starman” và album “The Rise and Fall of Ziggy Stardust and the Spiders from Mars ” gây chú ý lớn. Năm 1975, David gặt hái thành tựu lớn đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc của mình với đĩa đơn “Fame” và album “Young American”. Các ca khúc đáng nhớ của ông có thể kể đến "Let's Dance", "Heroes", "Changes", "Life on Mars"...

Đến nay, ông đã bán được 140 triệu đĩa trên toàn thế giới. Tại Anh, ông từng nhận được 9 chứng nhận album bạch kim, 7 vàng và 8 bạc. Tại Mỹ, ông nhận 5 chứng nhận album bạch kim, 7 vàng. Trong năm 2004, ông được Rolling Stone xếp vị trí thứ 39 trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại và vị trí thứ 23 trong danh sách ca sĩ xuất sắc nhất mọi thời đại. Ông cũng được vinh danh trên Rock and Roll Hall of Fame năm 1996.

Nam nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, tiểu thuyết gia Leonard Cohen qua đời ngày 10-11 (giờ địa phương), hưởng thọ 82 tuổi. Nguyên nhân Leonard Cohen qua đời chưa công bố, chỉ biết tang lễ của ông sẽ được tổ chức tại Los Angeles. Trước khi qua đời, Leonard Cohen phát hành album thứ 14 trong sự nghiệp ca hát của mình có tên "You want it darker", bao gồm nhiều bài đình đám "Suzanne", "I'm your man"...

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Cohen có tên trong Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll tại Mỹ lẫn Đại sảnh Danh vọng Âm nhạc và Đại sảnh Danh vọng nhạc sĩ Canada. Ông cũng từng được trao danh hiệu Hiệp sĩ, danh tước cao nhất cho công dân Canada. Năm 2011, ông được tôn vinh tại Giải thưởng Hoàng tử xứ Asturias về những đóng góp văn học của mình. Khi hay tin Leonard Cohen qua đời, nhiều người nổi tiếng, đồng nghiệp đã bày tỏ thương tiếc với ông. Trong đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau viết: "Không có âm nhạc của nghệ sĩ nào mang đến cảm giác như âm nhạc của Leonard Cohen. Canada và thế giới luôn nhớ ông".

Glenn Frey, ca sĩ kiêm nhạc sĩ, tay guitar lừng danh, nhà sản xuất, diễn viên, thành viên sáng lập nhóm nhạc rock Eagles, đồng sáng tác ca khúc “Hotel California”, “Tequila Sunrise”, qua đời ngày 18-1, thọ 67 tuổi. Ông bị biến chứng từ viêm khớp dạng cấp, viêm loét đại tràng cấp tính và viêm phổi.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Glenn Frey là một trong những người sáng lập ban nhạc Eagles, góp phần đưa ban nhạc này đạt được thành công vang dội. Ông còn đồng sáng tác nhiều ca khúc hay cho nhóm mình biểu diễn: "Take It Easy", "Peaceful Easy Feeling", "Tequila Sunrise", “Hotel California”, "Already Gone", "Lyin' Eyes", "New Kid in Town", "Heartache Tonight"... Trong đó, ca khúc “Hotel California” do Glenn Frey, Don Felder, Don Henley sáng tác thành công vang dội nhất. Kế đó là “Tequila Sunrise” do Glenn Frey và Don Henley sáng tác.

Ban nhạc Eagles từng giành 6 giải Grammy thời đỉnh cao, được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng nam 1998. Sau thời gian tan rã, năm 1994, ban nhạc này tái hợp đến nay. Thời điểm tan rã, Glenn Frey có sự nghiệp sô lô thành công với những sản phẩm chất lượng.

Nữ nghệ sĩ Debbie Reynolds, mẹ của diễn viên Carrie Fisher, qua đời ngày 28-12, hưởng thọ 84 tuổi. Debbie Reynolds qua đời 1 ngày sau cái chết của con gái. Bà bị đột quỵ ở nhà con trai Todd Fisher và nhập viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Vốn sở hữu nhan sắc mặn mà khi còn trẻ, Debbie đa tài khi không chỉ là diễn viên, ca sĩ mà còn là vũ công nổi tiếng của Mỹ những năm 1950 - 1960.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Bà từng được đề cử Oscar hạng mục nữ diễn viên, ca sĩ xuất sắc nhất và chiến thắng vô số giải thưởng khác nhau. Trong suốt sự nghiệp của mình, bà tham gia vô số phim và chương trình truyền hình. Một số phim ấn tượng: "Bundle of Joy", "The Catered Affair", " Tammy and the Bachelor"... Mặc dù tuổi đã cao, Debbie vẫn hoạt động nghệ thuật, bà đóng phim và tham gia các chương trình truyền hình.

Nữ diễn viên Carrie Fisher, nổi tiếng với vai diễn "Công chúa Leia" trong loạt phim Star Wars, đã qua đời sáng 27-12, hưởng dương 60 tuổi. Bà qua đời 4 ngày sau khi lên cơn đau tim trên máy bay. Thời điểm đó, bạn bè, người hâm mộ đều cầu nguyện một phép màu nhưng "Công chúa Leia" vẫn không thể qua khỏi. Ngoài vai diễn trên, Carrie Fisher còn một số bộ phim đáng chú ý khác: "The Blues Brothers", "Hannah and Her Sisters", "When Harry Met Sally"...

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Nam diễn viên Alan Rickman, người đóng vai giáo sư Snape trong loạt phim “Hary Potter” đã qua đời ngày 14-1, sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư, hưởng thọ 69 tuổi. Ngoài vai diễn trong “Harry Potter”, ông còn đóng nhiều phim khác như: "Love Actually", "Something the Lord Made", "Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street", "The Butler", "A Promise"... Đặc biệt, ông tạo ấn tượng với vai kẻ phản diện độc ác Hans Gruber trong phim “Die Hard". Nó giúp ông lọt vào danh sách "100 anh hùng và kẻ phản diện của Viện phim Mỹ" công bố năm 2003. Danh sách này là một trong các danh sách được Viện phim Mỹ lập ra nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày ra đời của nghệ thuật điện ảnh. Sau đó, Alan tiếp tục đóng vai phản diện Sheriff of Nottingham trong "Robin Hood: Prince of Thieves" và một số phim khác.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Không chỉ nổi bật trong lĩnh vực phim điện ảnh, Alan còn là diễn viên sân khấu tài danh. Ông từng chiến thắng 1 Giải BAFTA, 1 Giải Quả cầu Vàng, 1 Giải Emmy, 1 Giải Screen Actors Guild trong suốt sự nghiệp của mình.

Những cái chết còn rất trẻ

Ca sĩ Minh Thuận qua đời ngày 18-9 sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư phổi. Anh ra đi ở tuổi 47, để lại sự tiếc thương cho người thân, bạn bè, người hâm mộ.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Thông tin anh bệnh ung thư phổi lan tỏa chỉ vài tuần, đồng nghiệp và người hâm mộ đều cầu nguyện cho anh nhưng phép màu không đến...!

Ca sĩ - nhạc sĩ Trần Lập qua đời ngày 17-3 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng dương 42 tuổi. Anh ra đi sau 6 tháng chống chọi với bệnh ung thư trực tràng. Trần Lập khởi đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình khi theo học lớp kỹ thuật biểu diễn và thanh nhạc của khoa Sân khấu, trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội từ năm 1993 đến năm 1997. Năm 1994, anh cùng bạn bè thành lập ban nhạc rock Bức Tường và giữ vai trò trưởng nhóm. Anh sáng tác hơn 30 ca khúc: “Đường đến đỉnh vinh quang”,"Tâm hồn đá", "Bông hồng thủy tinh"....

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Nhạc sĩ Lương Minh qua đời ngày 28-2, hưởng dương 49 tuổi. Anh thuộc thế hệ nhạc sĩ trẻ được đào tạo tại Khoa Sáng tác, Nhạc viện Hà Nội, là thành viên sáng lập ban nhạc nhẹ Hoa Sữa vào năm 1987. Anh là Phó Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Nhạc sĩ Thập Nhất qua đời ngày 20-8 vì bệnh gan, hưởng dương 57 tuổi. Anh tên thật là Nguyễn Thập Nhất, sinh năm 1959 tại Hà Nội. Thập Nhất qua đời khi còn là Phó ban ca nhạc Đài Truyền hình TP HCM.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Nhà quay phim Quốc Hương qua đời ngày 13-3 sau tai nạn máy bay tại Úc, hưởng dương 42 tuổi. Anh và một phi công kỳ cựu tại Úc đã lên một máy bay siêu nhẹ XT-912 Arrow để luyện tập và thử máy quay cho chương trình "Cuộc đua kỳ thú" 2016 tại Úc.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Ali Hùng Cường qua đời ngày 8-3, hưởng dương 30 tuổi. Anh ra đi sau thời gian chống chọi bệnh ung thư vòm họng. Ali Hùng Cường tên thật là Nguyễn Hùng Cường, sinh năm 1986, anh được biết đến với vai trò phó đạo diễn của các phim: "Ngôi nhà hạnh phúc", "Cho một tình yêu", "Hot boy nổi loạn", "Vừa đi vừa khóc"... Đa số là phim của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Hùng Cường từng tham gia đóng phim và thỉnh thoảng viết kịch bản.

Nhiều đồng nghiệp, bạn bè tiếc thương Hùng Cường vì anh ra đi tuổi đời còn rất trẻ.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Danh ca nhạc pop George Michael đã qua đời ở tuổi 53 tại nhà riêng ngay kỳ nghỉ Giáng sinh. Thông tin về cái chết của ông được thông cáo vào tối 25-12 (giờ địa phương). Cảnh sát cho biết họ không tìm thấy dấu hiệu bất thường quanh cái chết này. Nhiều người thân, bạn bè, người hâm mộ, đồng nghiệp thương tiếc trước sự qua đời của George Michael.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

George Michael đã bán 80 triệu đĩa trên toàn thế giới trong sự nghiệp suốt 4 thập kỷ qua. Ông từng là một nửa của bộ đôi ban nhạc Wham! đình đám nhưng chỉ trở nên danh tiếng hơn khi bắt đầu sự nghiệp sô lô với đĩa đơn Careless Whisper.

Album sô lô đầu tiên của ông là "Failth" bán hơn 20 triệu USD trên toàn thế giới. Ông công khai là người đồng tính.

Nam ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất, diễn viên Prince, từng tạo dấu ấn qua các ca khúc Kiss, Purple Rain…, qua đời ngày 21-4, hưởng dương 57 tuổi. Theo cảnh sát trưởng hạt Carver Jim Olson thời điểm đó, Prince được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh ở thang máy tại Paisley Park Studios ở Chanhassen, Minnesota – Mỹ. Các nhân viên y tế cố gắng hô hấp nhân tạo, nỗ lực hồi sinh cho Prince nhưng thất bại. Thông tin Prince tử vong gây nên một nỗi đau lớn cho đồng nghiệp, người hâm mộ. Nhiều người bày tỏ sự thương tiếc trên trang mạng xã hội, thậm chí Nhà Trắng cũng có văn bản chia buồn.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Khởi nghiệp từ năm 1976, Prince đã có sự nghiệp vĩ đại với 39 album phòng thu, 3 album nhạc sống, 1 album remix, 7 album thể loại khác. Anh thực hiện 28 chuyến lưu diễn khắp nơi trên thế giới, tham gia một số phim nói về mình. Anh đã giành được 7 giải Grammy, 1 giải Quả cầu vàng và 1 giải Oscar, được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll năm 2004. Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Prince ở hạng 28 trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại năm 2008.

Thi thể nữ diễn viên Tricia Lynn McCauley, 46 tuổi, được cảnh sát tìm thấy trong xe hơi của cô ở Washington, Mỹ ngày 27- 12. Cô được báo mất tích vào ngày Giáng sinh. Nhà chức trách nói thêm rằng Tricia Lynn McCauley bị bóp cổ, đánh đập. Hiện vụ án vẫn đang được điều tra. Tricia được biết đến với các phim: "Step Up", "Dead Giveaway", "Never Dream: The Beginning"...

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Anton Yelchin, 27 tuổi, sao phim “Star Trek”, thiệt mạng vì bị chèn giữa xe hơi của anh và hòm thư gắn trên cổng an ninh nhà anh ngày 19-6. Cơ quan chức năng cho biết thi thể của Anton Yelchin được phát hiện lúc 1 giờ tại nhà riêng ở Studio City, Los Angeles, California – Mỹ. Anton Yelchin đã bị xe của mình tông phải, ép vào hòm thư trên cánh cổng và tử vong. Cánh cổng an ninh của nhà tài tử này nặng đến 2,5 tấn. Cảnh sát cho rằng chiếc xe cài số 0 đã tự động lăn ngược về phía tài tử này trên con dốc. Anton thích phim và tham gia làng giải trí từ năm 9 tuổi với những vai nhỏ, nâng chất dần lên. Vai lớn nhất của Anton là phi hành gia Pavel Chekov trong “Star Trek”. Anh tham gia cả trong phần “Star Trek: Beyond” sắp công chiếu năm nay. Anton cũng tham gia phim “Alpha Dog”, “Terminator Salvation”…

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Nữ ca sĩ Christina Grimmie, 22 tuổi, bị bắn ngay trong buổi diễn của mình ở Orlando, Florida – Mỹ ngày 10-6. Cô được đưa đến bệnh viện nhưng đã không qua khỏi. Christina Grimmie bị bắn khi đang ký tặng người hâm mộ bởi một nam nghi phạm, người trang bị đến hai khẩu súng. Ngay khi Christina bị bắn, anh trai cô xuất hiện ngăn chặn nghi phạm và người này tự bắn mình, chết tại hiện trường. Christina Grimmie là một giọng ca nổi lên từ mạng xã hội, cô có lượng người theo dõi lớn trên mạng. Năm 2014, cô tham gia “The Voice” và được chọn vào đội Adam Levine, vào tận vòng chung kết và giữ vị trí thứ 3 trong tốp 3. Nhiều đồng nghiệp, người hâm mộ thương tiếc Christina Grimmie.

Kết thúc năm tang tóc của làng văn nghệ

Bài: Minh Khuê. Ảnh: Tổng hợp

Lê Thiện Hiếu

Lê Thiện Hiếu

Phóng viên: Bạn trở thành hiện tượng với chỉ một ca khúc, bạn nghĩ gì về điều này?

- Lê Thiện Hiếu: Trở thành hiện tượng sau “Ông bà anh” là điều thực sự may mắn đối với Hiếu. Nhưng điều đó không nói lên gì cả. Con đường phía trước vẫn là một hành trình đầy bí ẩn mà ở đó, nếu bạn muốn gọi tên bạn phải luôn tự nhắc mình phải cố gắng hơn nữa. Nói thật, tôi cũng thấy mình có ưu thế hơn nhiều bạn khác khi ngay điểm xuất phát đã có nhiều thuận lợi như thế này. Không chỉ Hiếu mà nhiều người khác cũng sẽ nghĩ đây chính là đòn bẩy cho con đường sáng tác của Hiếu thêm rộng mở. Nhưng, thực tế đã chứng minh, một bản hit (ca khúc ăn khách) để đời chỉ là dấu son ghi dấu sự xuất hiện của một cá nhân mà thôi. Nhớ đến những khoảnh khắc ca khúc "Ông bà anh" được yêu mến, bản thân tôi cũng không ngờ cảm xúc cá nhân lại là sự đồng cảm của nhiều người đến thế. Dù vậy, chưa thể được gọi là nghệ sĩ chỉ với một bản hit. Tôi cần phải có cả một quá trình cống hiến và sáng tạo nữa để chứng minh niềm tin ban đầu mà mọi người đặt nơi tôi là có lý do, là đúng, là hợp lý. Với tôi, thành công là khi được sống trong lòng khán giả kia.

Trở thành hiện tượng với chỉ một ca khúc Ông bà anh

Trở thành hiện tượng với chỉ một ca khúc Ông bà anh

*Bạn đã đến với âm nhạc như thế nào nhỉ?

- Một cách không thể tự nhiên hơn. Người ta thường nói rằng: “âm nhạc chính là liều thuốc chữa lành mọi thứ. Và khi cô đơn nhất bạn sẽ thẩm thấu mọi lời ca một cách sâu sắc nhất”. Tôi cũng thế. Âm nhạc chính là thuốc của bản thân tôi ở mọi hoàn cảnh: buồn-vui, ngay từ lúc rất bé. Tôi nghe nhạc và hát theo như một thói quen. Dần dần tôi yêu hát lúc nào không hay, rồi đam mê ngày một lớn hơn, hình thành nên Lê Thiện Hiếu của bây giờ.

Nếu tiếp tục theo dõi Lê Thiện Hiếu, khán giả tiếp tục bị chinh phục bởi âm nhạc cực chất mà anh đem đến

Nếu tiếp tục theo dõi Lê Thiện Hiếu, khán giả tiếp tục bị chinh phục bởi âm nhạc cực chất mà anh đem đến

* Nhưng nếu là một nghệ sĩ đích thực, hẳn năng khiếu bẩm sinh và niềm đam mê thôi chưa đủ?

- Hiện tại đang trong cuộc thi nên tôi chưa có nhiều thời gian để dành cho việc theo học âm Nhạc bài bản. Thay vào đó, Hiếu vẫn tranh thủ trao đổi, làm việc với anh Lê Minh Sơn. Hiếu học hỏi được ở anh Sơn rất nhiều điều độc đáo và thú vị. Chắc chắn sau này, Hiếu sẽ chuyên tâm đi học nhạc thật đàng hoàng, sẽ phát triển sự nghiệp theo hướng nhạc sĩ.

* Bạn xây dựng hình tượng âm nhạc như thế nào cho cái tên Lê Thiện Hiếu trong tương lai ở thị trường âm nhạc?

-Một Lê Thiện Hiếu trong và lành. Nói thật, với bất kỳ ai, nếu đã chọn nghệ thuật làm nghề, thậm chí là nghiệp, tôi đồ rằng “người đó đôi ba lần mơ ước đến vị trí ngôi sao”. Tôi cũng vậy. Tôi may mắn được mọi người gọi tên bằng “hiện tượng” với ca khúc “ông bà anh”, tôi vui đến tận lúc này và mãi mãi sau này, đó là niềm tự hào bất tận. Niềm vui của một đứa tí tuổi đầu và có thành tựu được đặt tên đấy. Nhưng tôi cũng hiểu, “hiện tượng” và “ngôi sao” là hai khái niệm cách xa nhau vô cùng. Nếu không biết cố gắng và quyết tâm, hiện tượng mãi là hiện tượng và đích đến ngôi sao là thứ xa vời.

Được là chính mình, chính là khao khát của Hiếu

Được là chính mình, chính là khao khát của Hiếu

* Bạn được biết đến từ lúc có “Ông bà anh” và đó cũng là điểm xuất phát của bạn với con đường âm nhạc?

-À không, tôi đã có một con đường âm nhạc khá dài và là một hành trình gian nan đấy chứ. Tôi yêu nhạc từ nhỏ và cũng sớm nhận ra đó là định mệnh của đời mình. Âm nhạc trong tôi gần gũi nhưng cũng xa tầm với lắm. Đôi lúc nghĩ lại, tôi cũng chẳng hiểu sao mình lại đam mê với một công việc xa xỉ đến thế. Đâu phải cứ nghêu ngao vài ba nốt nhạc là làm nghề được. Muốn làm nghề nghiêm túc thì cũng phải có tài chính mà trang trải nữa chứ. Cả hai thứ đó, học hành bài bản và tiền, tôi đều không có. Tôi chỉ có niềm đam mê bất tận. Thế rồi, tôi cứ đi theo lời chỉ dẫn của trái tim mà chẳng màng đến những thứ khác. Tôi tin người có tâm thì Trời cũng đế ý thôi. Điều đó ứng với chính con đường âm nhạc mà tôi theo đuổi. Chính vì vậy, dù khá gian nan nhưng tôi lại cảm nhận rõ nét cái hạnh phúc mà một kẻ yêu nhạc được theo nhạc. Đó là con đường trước đây, còn tính từ bây giờ cho đến tương lai thì nó là ẩn số.

Và âm nhạc chính là liệu pháp chữa lành mọi đớn đau cũng như động lực để Hiếu tiến về phía trước

Và âm nhạc chính là liệu pháp chữa lành mọi đớn đau cũng như động lực để Hiếu tiến về phía trước

* Showbiz khắc nghiệt lắm. Bạn chuẩn bị cho điều ấy chưa?

- Nói thật, thế giới giải trí hào nhoáng, khắc nghiệt thậm chí dã man, tôi đều biết qua nhiều kênh thông tin nhưng nó vẫn cứ quyến rũ tôi một cách tuyệt đối. Nhưng, tôi cũng có niềm tin là bản thân mình không bị lạc lối bởi sự hào nhoáng, xa hoa đó, vì tôi còn có hậu phương vững chắc phía sau. Hiếu còn gia đình, còn những người bạn thực sự tốt ở cạnh, họ là những người luôn kéo Hiếu lại mỗi khi Hiếu mấp mé sa đà vào cám dỗ.

* Quan niệm về sự nổi tiếng của bạn là gì?

-Sự nổi tiếng, với Hiếu, đó là khi mình được sống trong lòng khán giả, khi được khán giả nhớ đến không phải vì “hiện tượng” mà là vì cái chất riêng của mình. Hiếu khao khát được chạm đến trái tim của mọi người bằng âm nhạc của mình. Vậy nên, khi chọn showbiz làm đất sống, một thế giới đầy phức tạp và ồn ã, tôi biết bản thân mình cần phải ý thức một cách rõ ràng về hai từ “bình yên” trong cuộc sống và sự lựa chọn của mình. Khi không bị chi phối bởi bất cứ thứ gì khác ngoài chuyên môn, bạn sẽ tập trung tuyệt đối sức lực và thời gian bạn có cho chuyên môn. Tôi ao ước một sự nổi tiếng trong sự bình yên.

Hiếu bảo, Hiếu cũng muốn là người nổi tiếng nhưng cần được bình yên để chuyên tâm làm nghề

Hiếu bảo, Hiếu cũng muốn là người nổi tiếng nhưng cần được bình yên để chuyên tâm làm nghề

* Nhưng hẳn để nổi tiếng, bạn phải sẵn sàng cho bất cứ cuộc đua nào ở thế giới giải trí?

-Với tôi, thế giới giải trí không phải là cuộc đua mà nó là nơi để những người nghệ sĩ cống hiến cho đời, cho người, cho cuộc sống những tác phẩm của mình để mọi người thấy cuộc đời này đẹp hơn qua con mắt của những người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ nào tận tâm cống hiến, hết mình sáng tạo thì người nghệ sĩ đó sẽ được khán giả yêu mến và ghi nhận. Có sến súa không nhỉ khi tôi bảo rằng: “Ở showbiz Việt, nghệ thuật là giấc mơ, nghệ sĩ là những người mơ” nhưng với tôi, thực sự là như thế. Tôi mong muốn và sẽ phấn đấu để trở thành nhạc sĩ có tâm và có tầm.

Với Hiếu, chẳng có cuộc đua nào cả vì mỗi cần tỉnh táo để hiểu rõ về bản thân mình

Với Hiếu, chẳng có cuộc đua nào cả vì mỗi cần tỉnh táo để hiểu rõ về bản thân mình

Nếu còn mẹ, hẳn tôi đã không thành Lê Thiện Hiếu

Hiếu kể mẹ đã mất vì một vụ tai nạn khi Hiếu mới chỉ học lớp 6. Những ngày bé khi phát hiện có sự tồn tại của một đứa con trai bên trong cơ thể, chính mẹ là người bên cạnh và chia sẻ với Hiếu nhiều nhất. Mẹ không ủng hộ việc Hiếu thay đổi giới tính nhưng mẹ là người đã cho Hiếu biết tình thương và nỗi khổ của người mẹ dành cho con như thế nào: “Hồi đó còn tóc dài, mẹ hay buộc tóc, làm đẹp cho tôi mỗi ngày. Khi mẹ mất, tôi thật sự sốc vì bên cạnh chẳng còn ai. Nếu mẹ còn sống, có lẽ tôi sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện thay đổi bản thân mình. Vì tôi thương mẹ, ngoài mẹ ra, chẳng có ai hiểu và tâm sự cùng tôi”- Hiếu tâm sự.

Hiếu cho biết: “Tôi bất chấp để đi tìm con người thật của chính mình. Lúc đó tôi nghĩ, tôi không thể sống mãi như vậy được vì đơn giản, đời có bao lâu, tồn tại không hạnh phúc thì cũng chẳng có ý nghĩa gì”.

Toàn bộ chi phí chuyển giới Hiếu tự lo liệu, tích góp từ việc đi hát. Nhưng quá trình chuyển giới cũng là nỗi ám ảnh của một người thích hát. Từ lúc bắt đầu liệu trình khoảng được 5 tháng, giọng của Hiếu bị vỡ và thay đổi hẳn. "Bây giờ, khi nghe lại những ca khúc ngày xưa từng cover, tôi nhớ vô cùng. Cảm giác như đang ngồi nghe một người xa lạ hát cho mình nghe vậy. Đã bất chấp tất cả để tìm lại chính mình, điều Hiếu phải tự nhắc mình là phải mạnh mẽ lên! Và Hiếu đã thành công.

Thuỳ Trang

“Hai tháng ở quê ngoại thật đáng nhớ, lớp học hát dân ca tại Hội An (Quảng Nam) lấy đi của tôi một nửa thời gian và cũng trả lại cho tôi niềm vui thích khó tả!” - Valérian Macrabit bày tỏ.

Say sưa hát hò

Bà ngoại quê gốc Thanh Hóa, chàng trai 28 tuổi sống tại La Roche-Sur-Foron, Rhone-Alpes của nước Pháp vừa lật cuốn sổ tay vừa bắt nhịp ru con với 15 cô cậu thiếu niên Hội An. Bập bẹ vài tiếng Việt nhưng khi hát, cái giọng lơ lớ chỉ với vài nốt ở chữ có dấu đã khiến cho lời ru gợi một cảm xúc lạ, đủ thấy niềm vui và nỗi buồn đầy đặn trong tình tự yêu thương.

 Lớp học hát trong phố cổ. Ảnh dưới: Valérian Macrabit say sưa hát dân ca

Lớp học hát trong phố cổ. Ảnh dưới: Valérian Macrabit say sưa hát dân ca

Dạy âm nhạc dân gian ở Pháp nên Valérian yêu thích dân ca là điều không lạ. Tuy nhiên, anh kể là tháng trước, đi bộ đoạn đường vòng cung trước Chùa Cầu, thấy đám con nít hát hò liền sà vào chiếu ngồi. Ban đầu sợ học tốn phí nên Valérian dè dặt, sau biết lớp học cộng đồng miễn phí và thế là mỗi tuần đến 3-4 lần, mỗi lần học được nửa bài từ hò giã gạo, hò ba lý dân ca Liên khu 5 đến hát ru, “Bèo dạt mây trôi” của quan họ Bắc Ninh.

Về Hội An, bất ngờ…!

Valérian chia sẻ: “Nhiều bài hát đã bị lãng quên nên tìm lại. Ở Pháp cũng vậy, tương đồng với ở đây là mỗi vùng miền đều có những bài dân ca khác nhau. Nhịp hát quen quen, nội dung, tiết tấu gần với người lao động. Mỗi lần hát là nhớ cha mẹ, ông bà, bè bạn, nhớ nơi đã sinh ra mình”.

Cùng nhóm với Valérian, bé Bảo Ngân ở Cẩm Phô cũng say sưa hát hò. Bé khen chú người Pháp học hát rất nhanh, vui tính và “bật mí” là đã được mẹ may cho một chiếc áo tứ thân, màu hồng phấn và xanh nõn. “Cháu mới được kết bạn Facebook với chú người Pháp. Cũng như chú, cháu có biết xàng xê, cổ bản chi đâu, khi nghe cô Ngọc Huệ, Thu Hương, Thu Ly với chú Dương Quý dạy cho cách hát thấy vui quá. Kết quả học gần 2 năm của cháu là… em trai cũng thuộc đến 5 bài dân ca” - Bảo Ngân kể.

Sáng tạo, độc đáo

Đâu chỉ có Valérian và bé Bảo Ngân, hàng trăm bạn nhỏ phố Hội và du khách phương xa cũng đã ngỡ ngàng với những câu hát đồng dao và các làn điệu dân ca Quảng Nam, Trung Bộ khi mới vào lớp học được tổ chức hằng đêm trong khu phố cổ.

Với ca sĩ Thu Ly (Đội Nghệ thuật quần chúng Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An), 6 năm gắn bó với việc dạy hát dân ca cho thiếu nhi và du khách là những trải nghiệm thú vị. “Thiếu nhi và du khách lần đầu tiếp xúc với dân ca không thể yêu cầu cao ngoài việc tập những bài dân ca quen thuộc cùng cách phân biệt các làn điệu, cao độ, trường độ và phát âm. Lúc nào cũng rộn ràng và vui hơn nữa là kết nối bè bạn, góp một tí cho tâm tình phố Hội trong mỗi đêm phố cổ” - Thu Ly tâm sự.

Ngay khi đưa sản phẩm du lịch văn hóa “Đêm phố cổ” vào hoạt động tại Hội An từ năm 1998, lần lượt các lớp dạy hát dân ca, truyền vai hát tuồng, trải nghiệm trò chơi dân gian bài chòi, học làm đèn lồng, chuốt gốm, làm đồ chơi bằng lá dừa, học viết thư pháp, học tiếng Nhật... miễn phí đều được đưa vào thực hiện. Người truyền dạy không chỉ là các ca sĩ, nhạc công mà có cả những nghệ nhân dân gian và người nước ngoài, đặc biệt là lớp dạy tiếng Nhật miễn phí 10 năm do các giảng viên người Nhật từ Đoàn Nghệ thuật Tokyo Shirubakai (Nhật Bản) thực hiện.

Đứng lớp truyền vai hát tuồng cho thiếu nhi tại nhà cổ số 39 Nguyễn Thái Học, nghệ nhân dân gian Lê Phú Hải ở làng Thanh Hà, bày tỏ: “Nhờ Quỹ Hoàng Châu Ký mà tôi được đứng đây để nhớ về một thời mà ngày lao động đêm đi hát tuồng, coi tuồng. Gầy cho được lớp đồng ấu thì Hội An không bao giờ mất đi hình ảnh cũ”.

Giờ đây, tại phố cổ Hội An, nhiều loại hình sinh hoạt âm nhạc, nghệ thuật dân gian đã trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch độc đáo và đặc hữu. Trong đó, những lớp học cộng đồng như thế trên đường phố, trong nhà cổ hay một góc công viên là sinh hoạt không thể thiếu trong rất nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ làm nên diện mạo đậm chất truyền thống cho mảnh đất và con người phố Hội.

“Đây là hoạt động sáng tạo và đầy nỗ lực trong việc góp phần định hướng thị hiếu, đặc biệt là khơi mở lòng yêu nghệ thuật dân gian trong lớp trẻ và cộng đồng. Trước hết là có cái để học, để chơi bởi chỉ cần một du khách học hát dân ca hay thử hô hát bài chòi, mạch sống của cha ông có thể đã khơi nguồn” - ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An, khẳng định.

Bài và ảnh: Huỳnh Quốc Hải

“Đề tài di sản luôn tạo cho tôi niềm cảm hứng mãnh liệt khi cầm máy” - Nguyễn Á nói. Thế nhưng, không phải ai cũng dễ dàng chiến thắng bản thân, vượt qua nỗi mệt mỏi của những chặng bay triền miên, trải mình theo những cung đường dài ngày về vùng sâu, vùng xa, lặn lội theo chân các “di sản sống”, các nghệ nhân dân gian… để nghe, để xem, để cảm và có được những khoảnh khắc bấm máy xuất thần.

Nguyễn Á và “cuộc chơi” đẳng cấp

Nguyễn Á đơn độc chạy xe máy lặn lội đi hết miền Nam để “bắt” được cái thần của đờn ca tài tử; ra tận miền Trung theo tiếng gọi quyến rũ của nhã nhạc cung đình Huế; chấp nhận hiểm nguy đường trường đèo núi tìm ra những góc máy lạ nhất, đẹp nhất cho sử thi huyền thoại Tây Nguyên; chập chờn mộng mị với những cung chầu văn ảo diệu; về tận rừng núi miền Trung để nghe mộc mạc điệu ví, câu giặm; thả hồn cùng liền anh, liền chị quan họ Kinh Bắc đậm đà bản sắc, lên miền trung du để chụp điệu hát xoan nơi đất Tổ…

Không chỉ là tiền bạc, công sức bỏ ra theo đuổi “cuộc chơi” đẳng cấp, để có thể lưu lại những khoảnh khắc thăng hoa của di sản văn hóa phi vật thể, người cầm máy phải say, phải mê, phải đeo đuổi miệt mài học hỏi, tìm tòi, tích lũy kiến thức. “Gần đây nhất, khi người Mẹ qua hình ảnh Thánh Mẫu của di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, mà hầu đồng là một trong những nghi thức của hoạt động tín ngưỡng dân gian, được UNESCO vinh danh đầy thuyết phục càng khiến niềm tự hào trong tôi dâng lên gấp bội. Càng đi, càng chụp, càng được khám phá đã mở ra cho tôi một kho tàng kiến thức khổng lồ về các loại hình văn hóa độc đáo của đất nước mình” - Nguyễn Á tự sự.

GS sử học Phan Huy Lê khẳng định: “Hàng chục vạn năm kể từ khi con người xuất hiện, hàng ngàn năm kể từ khi nhà nước đầu tiên hình thành, lịch sử để lại cho chúng ta ngày nay một di sản văn hóa thật đồ sộ và phong phú. Dẫu rằng đất nước không rộng lắm, dân số không đông lắm, lại bị thiên nhiên và chiến tranh tàn phá nặng nề, các di tích vật thể còn được bảo tồn không nhiều và không hoành tráng lắm. Nhưng vẫn còn đó một tòa thành Cổ Loa vào loại sớm nhất Đông Nam Á, một Hoa Lư trọng yếu, một Hoàng thành Thăng Long cổ kính, một thành Nhà Hồ kiên cố, một thánh địa Mỹ Sơn bí ẩn, một cố đô Huế trầm mặc… Và di tích phi vật thể gắn liền với cuộc sống và sự lưu luyến của con người, của các dân tộc. Kể từ năm 2003 đến năm 2016, có 11 di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại”.

GS Phan Huy Lê nhận xét thêm về tác phẩm mới của Nguyễn Á: “Mỗi di sản 30 trang được chọn lọc qua hàng ngàn ảnh do tác giả tìm đến từng di sản để chụp, cùng những lời giới thiệu, chú giải ngắn gọn, liên kết lại thành một tập sách ảnh nghệ thuật phản chiếu tính đa dạng, phong phú, những giá trị tiêu biểu của 11 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam. Đây là ý tưởng có tầm nhìn văn hóa của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á và cũng là một công trình văn hóa nghệ thuật có giá trị góp phần quảng bá và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam”.

GS Phong Lê (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) thì cho rằng: “Xưa và mới, tôi muốn có một phụ đề như thế cho bộ sách ảnh này của Nguyễn Á. Xưa, rất xưa nhưng không cũ. Bởi một sự sống bền vững nhiều ngàn năm trong tâm thức, trong lễ nghi, trong quan hệ, trong sinh hoạt của các cộng đồng cư dân Việt. Xưa và mới, rất mới. Bởi nó đến được với nhân loại hôm nay, và được nhân loại tôn vinh - một nhân loại trong bối cảnh của toàn cầu hóa và kỷ nguyên thông tin, khiến cho không ai có thể tồn tại trong cô lập và như vậy phải có cái gì là riêng, là bản sắc để không những không tự đánh mất mình mà còn làm giàu cho cái chung. Đó là thông điệp quan trọng tôi nhận được từ bộ sách ảnh thứ sáu - rất công phu, rất nhiều tâm huyết này của Nguyễn Á”.

Hòa Bình

Trong đó, phim "Ba vợ cưới vợ ba" có sự góp mặt của danh hài Hoài Linh, Quang Minh và dàn diễn viên trẻ khác. Nội dung chủ yếu kể lại chuyện ông Ba Cói, chủ một tiệm chụp ảnh cưới ở thị trấn, muốn cưới thêm vợ sau khi trải qua hai cuộc hôn nhân thất bại. Vợ sắp cưới của ông nhỏ tuổi hơn và là cháu ngoại của nhân vật Năm Nhẹp do Hoài Linh thủ diễn. Phim có kịch bản non tay, nhiều lỗ hỏng, đậm màu truyền hình nhưng vẫn có được một số điểm nhấn ở phần diễn xuất của Hoài Linh.

Cảnh trong phim Ba vợ cưới vợ ba

Cảnh trong phim "Ba vợ cưới vợ ba"

Danh hài Hoài Linh thể hiện tốt bản lĩnh của mình nhất là ở các phân đoạn nói về đời nghệ sĩ, "vàng son một thuở".

Phim "Chạy đi rồi tính" có sự tham gia của Việt Hương, Nam Thư, Puka, Diễm My 9x, Hứa Vĩ Văn... Nội dung chủ yếu kể lại chuyện một gia đình vì sở thích quay phim khắp nơi của đứa con trai mà bị vướng vào sự truy đuổi của băng cướp nữ. Phim đề cao tình cảm gia đình, diễn xuất của các diễn viên ổn, nổi trội lại không là Việt Hương mà là Diễm My 9X và Puka. Phim trở nên tốt hơn kể từ đoạn giữa trở về sau với điểm nhấn phân cảnh hồi tưởng với dòng nhạc bolero lấy nước mắt khán giả. Những chi tiết phi lý, được phóng đại trong phim dần dần trở nên có lý qua sự lý giải của ê-kíp làm phim.

Cảnh trong phim Chạy đi rồi tính

Cảnh trong phim "Chạy đi rồi tính"

Là một danh hài nhưng trong phim "Chờ em đến ngày mai", Trấn Thành không diễn hài. Anh vào vai nam ca sĩ nổi tiếng nhưng có những nỗi cô đơn và gò bó riêng trong cuộc sống của mình. Trấn Thành diễn xuất ổn nhưng bạn diễn của anh lại không làm được điều này. Họ quá đơ, kết hợp mạch phim chậm, nhiều chi tiết cảm động lại làm không tới khiến cảm xúc khán giả chơi vơi, nhàn nhạt. Dẫu vậy, nhìn tổng thể, phim vẫn có được sự dễ thương riêng, phù hợp khán giả trẻ tuổi, những cô gái mơ mộng.

Cảnh trong phim Chờ em đến ngày mai

Cảnh trong phim "Chờ em đến ngày mai"

Cả ba phim Việt ra rạp dịp Tết Dương lịch này đều có những "cột trụ" tên tuổi đình đám thời gian qua. Phim nào sẽ thắng doanh thu? phải chờ đợi sự chọn lựa của khán giả.

Ngoài phim Việt, một số phim nước ngoài ra rạp dịp này có "Biệt đội mãnh hổ" của Thành Long. Phim chuyển thể từ câu chuyện Đội du kích đường sắt có thật trong lịch sử, lấy bối cảnh kháng chiến chống Nhật năm 1941. Cái tên Thành Long không xa lạ với khán giả Việt và đây cũng là đối thủ lớn của các phim Việt ra rạp cùng thời điểm. Bên cạnh phim này, "Liên minh sát thủ" của Brad Pitt vẫn trụ rạp cùng với "Những kẻ khờ mơ mộng" và "Người du hành".

Cảnh trong phim Biệt đội mãnh hổ

Cảnh trong phim "Biệt đội mãnh hổ"

Phim hành động mới xuất hiện trên rạp Việt còn có "Sát thủ bóng đêm" đầy tính hành động và tự sự.

M.Khuê

Masterminds

Những bộ phim "thảm họa phòng vé" 2016

Phim có nhiều sao hài: Owen Wilson, Kristen Wiig, Zach Galifiannakis... nhưng doanh thu chẳng bao nhiêu. Kinh phí đầu tư phim này là 25 triệu USD nhưng tiền bán vé thu được chỉ 22 triệu USD.

Nội dung phim xoay quanh một người trung niên chán cuộc sống và trở thành tội phạm. Con số doanh thu 22 triệu USD chẳng đủ bù cho kinh phí làm phim

Snowden

Những bộ phim "thảm họa phòng vé" 2016

Phim kể lại câu chuyện về "người thổi còi" Snowden. Dựa trên một câu chuyện có thật, mang tính thời sự quốc tế nhưng "Snowden" vẫn thất thu. Nguyên nhân được các nhà chuyên môn phân tích là vì phim nặng tính tài liệu, không có sự đột phá nào so với những phim tài liệu trước đó.

"Snowden" được đầu tư 40 triệu USD nhưng thu lại chỉ được 34,3 triệu USD.

Grimsby

Những bộ phim "thảm họa phòng vé" 2016

Phim kinh phí đầu tư 35 triệu USD nhưng doanh thu phòng vé chỉ 28,7 triệu USD. Thuộc thể loại hành động hài, phim có Sacha Baron Cohen và dàn sao Mark Strong, Isla Fisher, Penélope Cruz... nhưng vẫn không cứu vãn được gì.

Whiskey Tango Foxtrot

Những bộ phim "thảm họa phòng vé" 2016

Phim có sự góp mặt của Tina Fey, cựu ngôi sao của "Saturday Nigh Live". Đây là tác phẩm dựa trên cuốn hồi ký "The Taliban Shuffle: Strange Days in Afghanistan and Pakistan" của Kim Barker. Nội dung chủ yếu kể về một phóng viên chiến trường lạc quan và vui tính. Đề tài kén khán giả, phim chỉ thu được 24,9 triệu USD so với vốn 35 triệu USD.

Keeping Up with the Joneses

Những bộ phim "thảm họa phòng vé" 2016

Phim cũng thuộc thể loại hành động hài hước, có sự tham gia của danh hài Zach Galifianakis nhưng vẫn thất bại thảm hại. Đây là phim thua doanh thu thứ hai có Zach tham gia. "Keeping Up with the Joneses" thu về chỉ 26,9 triệu USD trong khi ngân sách lên đến 40 triệu USD.

Rachet & Clank

Những bộ phim "thảm họa phòng vé" 2016

Phim hoạt hình này là tác phẩm duy nhất trong năm không được đánh giá cao về chuyên môn và cũng chẳng thắng doanh thu. Năm 2016 là năm mà phim hoạt hình dẫn đầu danh sách doanh thu nhưng phần lớn là của những nhà sản xuất lớn như Diney. "Rachet & Clank" thu chỉ được 11,8 triệu USD trong lúc ngân sách 20 triệu USD.

Pride and Prejudice and Zombies

Những bộ phim "thảm họa phòng vé" 2016

Bộ phim kinh dị không tạo được sự đồng cảm từ khán giả và cũng không đủ yếu tố thu hút nên chỉ thu được 16, 4 triệu USD trong khi ngân sách là 28 triệu USD.

Popstar: Never Stop Stopping

Những bộ phim "thảm họa phòng vé" 2016

Phim thuộc dòng tài liệu pha chất mỉa mai, kể về ca sĩ nhạc Rap nỗ lực lấy lại hình ảnh sau thất bại trong sự nghiệp. Phim kén khán giả nên chỉ thu về được 9,5 triệu USD trong khi ngân sách là 20 triệu USD.

Free State of Jones

Những bộ phim "thảm họa phòng vé" 2016

Phim thu được 23, 2 triệu USD trong khi kinh phí là 50 triệu USD. Con số thua lỗ cao cho một tác phẩm lấy cảm hứng từ những sự kiện lịch sử tại bang Mississippi thời Nội chiến Mỹ.

Max Steel

Những bộ phim "thảm họa phòng vé" 2016

Phim thuộc dòng siêu anh hùng nhưng kinh phí chỉ 10 triệu USD. Với mức kinh phí thấp này, những cảnh kỹ xảo chẳng thế đọ được với các bom tấn kinh khủng khác. Phim chỉ thu về 4, 4 triệu USD. 2016 không phải là mùa đẹp của dòng phim siêu anh hùng.

Bài: Minh Khuê (Theo Telegraph)

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.