tháng 2 2017

Mỹ Tâm biến thành nữ hoàng trong MV

Mỹ Tâm biến thành nữ hoàng trong MV

Ca khúc được viết lại lời mới (do nhạc sĩ trẻ Châu Đăng Khoa viết lời) trên nền ca khúc nhạc Pháp “Toi Jamais”. Dù MV “Em thì không” được tung ra trong đêm nhưng cũng thu hút sự chú ý của công chúng và giới truyền thông.

Một Nữ hoàng có số nhọ

Một Nữ hoàng có số nhọ

Với lời lẽ thâm thúy hơn cả lời 1 “Anh thì không” do nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đặt lời, ca khúc Em thì không nhận được nhiều lời khen ngợi từ người nghe. Dù vậy, khi đặt vào MV “Anh thì không” vốn được quay rất vừa vặn cho lời bài hát "Anh thì không", lời bài hát "Em thì không" xem ra có phần “lạc quẻ”. Thế nhưng, vì là ca khúc do Mỹ Tâm trình bày nên, lượng người xem MV vẫn tăng vùn vụt bất chấp nội dung khập khiễng vì lắp ráp vụng về giữa ca khúc và câu chuyện của MV.

vì mải mê đứng núi này trông núi nọ

vì mải mê đứng núi này trông núi nọ

Trước đó, MV “Anh thì không” phát hành ngày 26-1. Sau đó được chủ nhân khóa trên trang YouTube do vướng rắc rối bản quyền. Bài hát quen thuộc với khán giả Việt Nam qua tựa đề “Anh thì không” với lời Việt được viết bởi nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng. Cuối tháng 1, Mỹ Tâm quyết định quay hình ca khúc, sau 3 tuần đã có gần 3 triệu lượt xem, được xem là một trong những MV tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

Cho đến cuối cùng cô nhận ra, người đàn ông đích thực luôn ở bên cạnh cô mỗi ngày

Cho đến cuối cùng cô nhận ra, người đàn ông đích thực luôn ở bên cạnh cô mỗi ngày

Tuy nhiên, không lâu sau đó, do cho rằng Mỹ Tâm chưa xin phép cũng như chưa đóng tác quyền để sử dụng vào việc thu âm và quay MV, nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đề nghị cô hạ MV này xuống khỏi YouTube. Đến rạng sáng ngày 19-2, Mỹ Tâm đăng clip nhận lỗi sai thuộc về mình do không tìm hiểu kỹ nên chưa đóng tác quyền cho tác giả viết lời Việt bài hát.

Lời bài hát Anh thì không cực kỳ hợp với nội dung MV

Lời bài hát "Anh thì không" cực kỳ hợp với nội dung MV

Từ sự cố này, cô cũng sẽ ngừng hát bản “Anh thì không” nhạc Pháp lời Việt của Vũ Xuân Hùng và sẽ thay thế bằng phiên bản mới.

Thế nên, khi thay lời ca khúc, MV trở thành lạc quẻ

Thế nên, khi thay lời ca khúc, MV trở thành lạc quẻ

Nghe lời bài hát "Em thì không"

https://youtu.be/QhZYm8c6FRQ

Thùy Trang, ảnh: cắt từ MV

Với mong muốn mang lại trải nghiệm đáng nhớ trong mùa hè sắp tới cho các em, “Thần tượng âm nhạc nhí” đã trở lại rộn ràng hơn, bùng nổ hơn ngay từ những ngày đầu tiên với sự kiện “Khởi động” tưng bừng tại TP HCM ở 2 cụm rạp BHD Vincom Thảo Điền và BHD 3 Tháng 2; tại Hà Nội là rạp BHD Vincom Phạm Ngọc Thạch.

Quán quân mùa đầu của “Thần tượng âm nhạc nhí” Hồ Văn Cường giao lưu với các thí sinh nhí trong ngày tuyển sinh mùa 2 Ảnh: BHD

Quán quân mùa đầu của “Thần tượng âm nhạc nhí” Hồ Văn Cường giao lưu với các thí sinh nhí trong ngày tuyển sinh mùa 2 Ảnh: BHD

Kết thúc sự kiện, chương trình ban đầu tìm ra được những gương mặt nhí tiềm năng, có chất giọng tốt, vô cùng đáng yêu để có cơ hội trở thành thành viên trong ngôi nhà chung của gia đình “Idol Kids” năm nay.

Để có cơ hội tham gia môi trường âm nhạc đầy vui tươi, rộn ràng, trở thành thành viên của gia đình Idol Việt Nam và cơ hội lên ngôi “Thần tượng âm nhạc nhí”, các bạn nhỏ từ 5-13 tuổi, là công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam hay nước ngoài, không giới hạn quốc tịch đối với trường hợp có bố hoặc mẹ là người Việt Nam đều có thể đăng ký tham gia, chỉ cần các em có đam mê và khả năng ca hát. Website đăng ký chính thức của chương trình http://ift.tt/29NNJuH đã sẵn sàng chờ đón những thành viên đầy tiềm năng gia nhập gia đình “Thần tượng âm nhạc nhí” Việt Nam. Truy cập website và theo dõi Facebook chính thức của chương trình tại http://ift.tt/2akUeE2 để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về “Vietnam Idol Kids” mùa đầu tiên. Vòng sơ tuyển trên toàn quốc sẽ diễn ra ở 3 thành phố: Đà Nẵng (12-3), Hà Nội (18, 19-3) và TP HCM (25, 26-3). Chương trình dự kiến lên sóng tập đầu tiên vào đầu mùa hè 2017.

Đ.Thu

Với mong muốn mang lại trải nghiệm đáng nhớ trong mùa hè sắp tới cho các em, “Thần tượng âm nhạc nhí” đã trở lại rộn ràng hơn, bùng nổ hơn ngay từ những ngày đầu tiên với sự kiện “Khởi động” tưng bừng tại TP HCM ở 2 cụm rạp BHD Vincom Thảo Điền và BHD 3 Tháng 2; tại Hà Nội là rạp BHD Vincom Phạm Ngọc Thạch.

Quán quân mùa đầu của “Thần tượng âm nhạc nhí” Hồ Văn Cường giao lưu với các thí sinh nhí trong ngày tuyển sinh mùa 2 Ảnh: BHD

Quán quân mùa đầu của “Thần tượng âm nhạc nhí” Hồ Văn Cường giao lưu với các thí sinh nhí trong ngày tuyển sinh mùa 2 Ảnh: BHD

Kết thúc sự kiện, chương trình ban đầu tìm ra được những gương mặt nhí tiềm năng, có chất giọng tốt, vô cùng đáng yêu để có cơ hội trở thành thành viên trong ngôi nhà chung của gia đình “Idol Kids” năm nay.

Để có cơ hội tham gia môi trường âm nhạc đầy vui tươi, rộn ràng, trở thành thành viên của gia đình Idol Việt Nam và cơ hội lên ngôi “Thần tượng âm nhạc nhí”, các bạn nhỏ từ 5-13 tuổi, là công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam hay nước ngoài, không giới hạn quốc tịch đối với trường hợp có bố hoặc mẹ là người Việt Nam đều có thể đăng ký tham gia, chỉ cần các em có đam mê và khả năng ca hát. Website đăng ký chính thức của chương trình http://ift.tt/29NNJuH đã sẵn sàng chờ đón những thành viên đầy tiềm năng gia nhập gia đình “Thần tượng âm nhạc nhí” Việt Nam. Truy cập website và theo dõi Facebook chính thức của chương trình tại http://ift.tt/2akUeE2 để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về “Vietnam Idol Kids” mùa đầu tiên. Vòng sơ tuyển trên toàn quốc sẽ diễn ra ở 3 thành phố: Đà Nẵng (12-3), Hà Nội (18, 19-3) và TP HCM (25, 26-3). Chương trình dự kiến lên sóng tập đầu tiên vào đầu mùa hè 2017.

Đ.Thu

Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM vừa khai trương triển lãm “Hà Nội - TP HCM” do tổ chức nghệ thuật độc lập RealArt tiến hành (từ ngày 18 đến hết 26-2), trưng bày 173 tác phẩm phong phú các thể loại, phong cách, trường phái của hơn 76 nghệ sĩ thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Lập “chợ” mỹ thuật

Trong triển lãm có tác phẩm của nhiều nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng và đóng góp lớn cho nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam như họa sĩ Lưu Công Nhân, Hoàng Trầm, Trần Huy Oánh, Lê Thị Kim Bạch, Bùi Giáng, Nguyễn Quân, Hứa Thanh Bình, Lê Kinh Tài, Trịnh Tuân, Thành Chương, Lê Thiết Cương... Bà Nguyễn Thị Phương Nhung, Giám đốc điều hành RealArt, cho biết: “Triển lãm “Hà Nội - TP HCM” là sự kiện thứ hai trong chuỗi sự kiện của hội chợ nghệ thuật Domino Art Fair. Loạt sự kiện này nằm trong lộ trình thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu hội chợ nghệ thuật Vietnam Art Fair của RealArt. Tại Hà Nội, chúng tôi đã thực hiện được đúng hình thức hội chợ nghệ thuật nhưng khi đưa vào TP HCM lần này mới chỉ là triển lãm truyền thống”. Đáng tiếc là vì không có chức năng thương mại nên Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM chỉ có thể cấp phép cho phần triển lãm của Domino chứ không thể cấp phép cho phần hội chợ.

Bà Nguyễn Thị Phương Nhung, Giám đốc điều hành RealArt, đang giới thiệu với khách tại triển lãm “Hà Nội - TP HCM”

Bà Nguyễn Thị Phương Nhung, Giám đốc điều hành RealArt, đang giới thiệu với khách tại triển lãm “Hà Nội - TP HCM”

Suốt hơn 30 năm liền, mỹ thuật Việt Nam hoạt động bát nháo, lộn xộn và không hình thành được thị trường khiến tất cả cùng thua thiệt. Sự có mặt của những tổ chức, cá nhân hoạt động mỹ thuật độc lập làm người trong giới kỳ vọng sẽ xoay chuyển phần nào thực trạng hoạt động của mỹ thuật Việt Nam lâu nay.

Bức “Bình dân học vụ” – tranh của hoạ sĩ Lưu Công Nhân

Bức “Bình dân học vụ” – tranh của hoạ sĩ Lưu Công Nhân

Cái gọi là “chợ”, “thị trường” đối với mỹ thuật Việt Nam lâu nay chỉ là hoạt động ở các cửa hàng tranh trên các tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP HCM), xung quanh chùa Cầu (Hội An) hay dọc phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội), những nơi chỉ bán những sản phẩm thứ cấp của mỹ thuật. Hàng hóa chất đống và mua bán sôi động nhưng chính nơi này, họa sĩ có tên tuổi bị sao chép, nhái tác phẩm đủ kiểu, thậm chí bị trộn phong cách của người nọ với người kia thành những sản phẩm hổ lốn bán cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Hà, chủ một cửa hàng kinh doanh sản phẩm mỹ thuật trên đường Trường Chinh (TP HCM), cho biết: “Người tiêu dùng Việt chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với mỹ thuật nên đối với họ, giá cả là vấn đề quan trọng nhất. Một bức tranh sáng tác, giá trị chất xám của người nghệ sĩ rất lớn, cho dù khổ nhỏ nhưng không thể mua với giá vài ba triệu đồng, trong khi khách hàng đến ngắm nghía, xem xét mãi, thậm chí chỉ muốn mua nếu có tranh giá năm bảy trăm ngàn”. Ông Hà cho biết thêm chính vì cạnh tranh khốc liệt về giá nên nhiều cửa hàng buộc phải thuê người làm tranh “hàng chợ”, chưa bàn đến phong cách nghệ thuật hay trường phái sáng tạo mà vì đầu tư tối thiểu nên chỉ vẽ một lớp màu, lúc mới giao hàng thì cũng thấy rực rỡ nhưng một thời gian sau, tranh sẽ phai màu, thậm chí bay mất từng mảng. “Điều này rất phản cảm vì tác phẩm mỹ thuật có đặc tính là phải lưu giữ được rất lâu, thậm chí càng lâu càng có giá trị” - ông Hà nói.

Các gallery xây dựng cho mình một con đường tiến vào thị trường mỹ thuật nghiêm túc thì hầu như không có cách gì làm sôi động được vì người mua quá hiếm. Phòng tranh Tự Do - một trong những phòng tranh hoạt động lâu đời nhất tại

TP HCM - cũng đã đóng cửa hồi năm 2015 sau 28 năm hoạt động. Gallery 39 Lý Quốc Sư (Hà Nội) của họa sĩ Lê Thiết Cương dù hoạt động cũng lâu năm nhưng từng có lần định đóng cửa vì không thể duy trì.

Thương hiệu hội chợ nghệ thuật Việt

Nhà sưu tập Nguyễn Văn Sĩ cho biết ở các địa điểm triển lãm thuộc sở hữu và quản lý của Si Antiques (TP HCM), ông rất thường xuyên tổ chức các triển lãm, sự kiện mỹ thuật nhưng chủ yếu là mang tính chất hỗ trợ nghệ sĩ, người đến tham dự thì đông nhưng chỉ ngắm xem cho vui, không hề thu được lợi nhuận và cũng không biết trong tương lai các phòng tranh kiểu này sẽ duy trì được bao lâu.

Phòng trưng bày Si Antiques chủ yếu được dùng để giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật Việt và văn hóa Việt với du khách nước ngoài chứ không phải nặng về giao dịch bán mua.

“Thị trường mỹ thuật thấp như hiện tại, điều đầu tiên phải kể đến là người tiêu dùng bị thiệt vì đang sử dụng những sản phẩm kém, thứ hai là nghệ sĩ bị thiệt và họ đã rất nghèo, cuối cùng là nhà đầu tư cũng thiệt vì những món hàng nghệ thuật khó sinh lời” - bà Nguyễn Thị Phương Nhung phân tích.

Bà Phương Nhung cho biết: “Chúng tôi nỗ lực để Vietnam Art Fair có thể trở thành một thương hiệu hội chợ quốc gia cho Việt Nam, sánh tầm với các thương hiệu hội chợ nghệ thuật khác trong khu vực và trên thế giới như Singapore Art Stage, Hong Kong Art Basel... Nhưng đúng là tiến hành ở Việt Nam thì có nhiều cái khó. Việt Nam hiện tại chưa có thị trường mỹ thuật. Thế nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng thị trường đang dần hình thành và nếu không có những người bắt đầu, chúng ta sẽ chẳng thể tạo thành thị trường thực sự. Chúng tôi rất mừng vì được các họa sĩ ủng hộ để có thể bước những bước đầu tiên”.

Kỳ tới: Đi rồi sẽ thành đường

Kênh đầu tư hấp dẫn

Sàn đấu giá nghệ thuật Lý Thị Auction trong phiên đấu giá đầu tiên hồi cuối năm 2016 đã đưa lên sàn bức “Mẫu đơn đỏ” của danh họa Lê Phổ với mức giá 35.000 USD - tương đương 795 triệu đồng - cùng tranh của nhiều họa sĩ khác như Lê Văn Xương, Lương Lưu Biên, Lê Thiết Cương, Lê Kinh Tài, Trần Đông Lương… Bà Lý Bích Ngọc mong muốn làm thay đổi suy nghĩ của người Việt, rằng mỹ thuật thực sự là một kênh đầu tư hấp dẫn và những ai yêu mỹ thuật đều có thể tiến vào thị trường nghệ thuật.

Tạo ra sàn đấu giá tác phẩm nghệ thuật với mong muốn từng bước chung tay xây dựng thị trường nghệ thuật Việt, bà Lý Bích Ngọc - vừa trở về từ một hội chợ mỹ thuật đầu năm 2017 diễn ra ở Singapore - khẳng định thêm rằng trong vòng 5 năm tới, thị trường mỹ thuật Việt có thể bước vào một giai đoạn phát triển bùng nổ chứ không còn trong cảnh “chợ chiều” như hiện tại.

Bài và ảnh: Hòa BÌNH

Sau Tết, ngoài vụ ngộ độc rượu làm 8 người chết ở tỉnh Lai Châu gây xôn xao, giới chuyên môn còn lo ngại về nhiều trường hợp lạm dụng bia rượu dẫn đến viêm tụy cấp kèm theo biến chứng nguy hiểm.

Một phần tụy bị hoại tử

Anh Nguyễn Minh H. (34 tuổi, ngụ TP HCM) là một trong những trường hợp mới nhất “ngã nhào” do lạm dụng rượu. Sau một ngày vui quá chén, anh H. đau bụng dữ dội. Anh được đưa đi cấp cứu sớm song các bác sĩ xác định một phần tụy đã bị hoại tử. Hiện các bác sĩ đang tìm cách bảo tồn tụy cho người đàn ông này để tránh một cuộc phẫu thuật do biến chứng.

Một trường hợp khác rơi vào tình trạng nguy kịch khác do bia rượu là ông Lê Hoàng K. (45 tuổi, ngụ Vĩnh Long). Sau một ngày quá chén với bạn bè, ông K. bỗng đau bụng dữ dội, người mệt mỏi, khó thở, không ăn uống được. Tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP HCM, ông được xác định bị viêm tụy cấp mức độ nặng kèm theo các biến chứng suy thận, suy hô hấp và đang được chạy thận, lọc máu.

Sau Tết, chúng tôi ghi nhận tại các BV lớn trên địa bàn TP HCM như Chợ Rẫy, Gia Định, Nhân Dân 115..., thấy số bệnh nhân nam nhập viện điều trị do bia rượu khá đông. Tại Khoa Nội tiêu hóa BV Chợ Rẫy, hiện số bệnh nhân viêm tụy cấp do bia rượu chiếm 20% số giường của khoa. Con số này, theo bác sĩ Hồ Tấn Phát (trưởng khoa), là chưa từng có tại đây. Bệnh nhân đa số là nam, ở độ tuổi 25-47 và đến từ các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Trà Vinh, Long An... Trong khi đó, tại Khoa Nội tiêu hóa BV Đại học Y Dược, số bệnh nhân liên quan đến bia rượu tăng đến mức báo động. Hơn 50% trong số bệnh nhân đang được điều trị bị các bệnh như viêm tụy cấp, viêm gan và dạ dày. Thống kê cũng cho thấy cứ 20 ca nhập viện ở đây thì có đến 7 trường hợp viêm tụy cấp, chiếm 1/3 lượng bệnh.

Khám bệnh về tiêu hóa liên quan đến rượu bia tại một bệnh viện ở TP HCM

Khám bệnh về tiêu hóa liên quan đến rượu bia tại một bệnh viện ở TP HCM

Chẩn đoán, điều trị khó

Theo các bác sĩ, viêm tụy cấp là một bệnh phổ biến thường gặp trong các bệnh lý về tiêu hóa cần phải nhập viện. Nhiều bệnh nhân đau bụng quằn quại, nôn ói và đại tiện ra máu nhưng cứ tưởng do ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, thủng dạ dày..., mà thật ra là đã bị viêm tụy cấp sau những chầu nhậu quá đà. Có người còn bị tổn thương gan, thận, thậm chí suy đa phủ tạng nặng nề, trụy tim mạch, sốc dẫn tới tử vong.

Theo bác sĩ Hồ Tấn Phát, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa BV Chợ Rẫy, viêm gan, xơ gan do bia rượu rất phổ biến nhưng viêm tụy cấp do bia rượu thì ít người biết đến nhưng lại rất nguy hiểm. Viêm tụy cấp có 2 nguyên nhân: do bia rượu và sỏi mật. Trong số bệnh nhân đang điều trị viêm tụy cấp có người nghiện rượu đã hàng chục năm, dịp Tết vừa qua đã “nạp” quá nhiều nên khó tránh hậu quả.

ThS-BS Võ Ngọc Quốc Minh, Khoa Nội Tiêu hóa BV Đại học Y Dược, cho biết tụy là một cơ quan trong ổ bụng, có chức năng tiết ra dịch tụy hay còn gọi là dịch tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn. Chức năng thứ hai là tiết ra một số hormone, quan trọng nhất là insulin, nếu không có đủ insulin sẽ gây ra bệnh tiểu đường. Các triệu chứng điển hình của viêm tụy cấp là sau khi uống bia rượu từ 1 đến 3 ngày thì người bệnh đột ngột đau bụng dữ dội, nôn ói, ăn uống không được. Có trường hợp người bệnh chỉ bị đau nhẹ nên bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm là bị viêm dạ dày.

Bệnh viêm tụy cấp thường gặp ở những người uống rượu thường xuyên. Mức độ nặng của viêm tụy cấp có thể làm suy đa cơ quan như suy hô hấp, suy thận, suy gan và dễ dẫn đến tử vong. Do đó, người bệnh không được chủ quan khi bị viêm tụy cấp. Bác sĩ Minh khuyên khi có các triệu chứng viêm tụy cấp kể trên thì người bệnh cần phải nhập viện để điều trị, không nên điều trị ngoại trú hay ở các phòng khám.

Dễ tái phát, tăng nặng

Giới chuyên gia cho biết cách điều trị cho người bệnh bị viêm tụy cấp là cho nhịn ăn uống, truyền dịch để bảo đảm cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho người bệnh, sau đó mới cho ăn lại từ từ. Mục đích điều trị nội khoa là để cho tuyến tụy nghỉ ngơi và điều trị các rối loạn do viêm gan gây nên. Người bệnh sẽ được nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch trong 7-10 ngày tùy đáp ứng hồi phục; được dùng các thuốc giảm đau và ức chế tiết dịch... Cần lưu ý, nếu người bệnh đã bị viêm tụy cấp do rượu bia thì nên tránh không tiếp tục uống vì có thể tái phát, lần sau sẽ nặng hơn những lần trước.

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Ngày 21-2, Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM cho biết vừa phẫu thuật thành công khối u tủy sống ngực cho bệnh nhân L.T.T (21 tuổi, ngụ quận Thủ Đức).

Trước đó, ngày 6-2, bệnh nhân đến khám trong tình trạng yếu tê hai chân và đi lại khó khăn. Qua kiểm tra cận lâm sàng, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị u tủy sống ngực đoạn D10 – D11 nên tiến hành phẫu thuật dưới kính hiển vi (định vị chính xác bằng máy C-arm) và lấy trọn khối u có kích thước khoảng 1,5 – 2 cm.

Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, hết tê hai chân, chức năng vận động được cải thiện và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

 Khối u tủy sống trước mổ của bệnh nhân

Khối u tủy sống trước mổ của bệnh nhân

Theo bác sĩ Trương Long Vỹ, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện quận Thủ Đức, đây là ca mổ phức tạp do khối u chèn ép vào tủy sống. Nếu không nhờ thiết bị định vị chính xác, phóng đại khối u cộng sự tỉ mẩn cẩn thận thì quá trình phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ gây tổn thương cấu trúc thần kinh dẫn đến biến chứng bị liệt sau mổ cho người bệnh.

 Cô gái đã đi lại được sau phẫu thuật.

Cô gái đã đi lại được sau phẫu thuật.

Cách đây một năm, chị T. bổng nhiên đau lưng, yếu, tê hai chi dưới, vận động chập chững như đứa trẻ mới tập đi. Qua điều trị nội khoa bệnh cũng có thuyên giảm được một thời gian rồi diễn tiến ngày càng nặng hơn.

Nguyễn Thạnh

 Dàn nhạc giao hưởng London - London Symphony Orchestra sẽ biểu diễn tại phố đi bộ Hà Nội

Dàn nhạc giao hưởng London - London Symphony Orchestra sẽ biểu diễn tại phố đi bộ Hà Nội

Ngày 21-2, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) đã phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo về việc tổ chức chương trình hòa nhạc ngoài trời mang tầm vóc quốc tế với tên gọi Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert 2017.

Theo đó, Dàn nhạc giao hưởng London - London Symphony Orchestra và nhạc trưởng Elim Chan đến từ Anh quốc sẽ biểu diễn đêm nhạc tại vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong khu vực phố đi bộ. Chương trình dự kiến diễn ra trong 105 phút, bắt đầu từ 19 giờ 45 phút đến 21 giờ 30 phút ngày 4-3, bắt đầu bằng bằng bản quốc ca Việt Nam.

Nhạc sĩ Quốc Trung cho biết đến với Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert 2017, khán giả yêu âm nhạc Thủ đô sẽ được tiếp cận với nghệ thuật đỉnh cao qua sự trình diễn của 1 trong 5 trong dàn nhạc giao hưởng uy tín nhất trên thế giới. Chương trình được truyền hình ra 3 màn hình lớn tại hai đầu đường Đinh Tiên Hoàng và quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục để khán giả thưởng thức miễn phí khi tới tham gia hoạt động tại không gian phố đi bộ quanh khu vực hồ Gươm. Dự kiến đêm nhạc sẽ có 86 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, dàn nhạc mang theo hơn 360 nhạc cụ, nặng hơn 4,5 tấn với tổng giá trị lên tới 5 triệu bảng Anh tới Việt Nam trong lần biểu diễn này.

Nhạc sĩ Quốc Trung phát biểu tại buổi họp báo

Nhạc sĩ Quốc Trung phát biểu tại buổi họp báo

Ông Lê Hoàng Dũng, Chánh văn phòng Vietnam Airlines, cho biết đây là sự kiện mở đầu cho chương trình hợp tác 5 năm giữa Vietnam Airlines và UBND TP Hà Nội với 3 nội dung, bao gồm thường xuyên tổ chức sự kiện văn hoá trong 5 năm; phối hợp chặt chẽ thúc đẩy quảng bá hợp tác phát triển du lịch và hỗ trợ cán bộ cán bộ Hà Nội đi công tác trên hành trình của Vietnam Airlines. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp tổ chức các sự kiện văn hoá lớn mang tầm cỡ quốc gia về âm nhạc, nghệ thuật cổ điển, thời trang, di sản với nội dung cụ thể được xem xét mỗi năm. Mục đích của các sự kiện nhằm thu hút khách du lịch đến Hà Nội và giúp công chúng Hà Nội được thưởng thức văn hoá di sản thế giới.

T.Hà

Khi mang thai, chị S. đã đi khám thai và phát hiện thai nhỏ hơn so với tuổi thai. Kết quả chẩn đoán lúc thai 27 tuần tại Khoa Chăm sóc trước sinh, Bệnh viện Từ Dũ, cho thấy thai trong bụng chị S. bị những vấn đề khá nghiêm trọng về tim mạch: block nhĩ thất độ II, tim to, hở vale 3 lá ¾, tràn dịch màng ngoài tim lượng ít.

Bệnh viện Từ Dũ đã hội chẩn với bác sĩ tim mạch của Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong quá trình theo dõi thai cho chị S. và quyết định mổ lấy thai cho chị lúc thai được 36 tuần tuổi.

Cháu bé sơ sinh được tiến hành phẫu thuật ngay khi cất tiếng khóc chào đời - ẢNH DO BỆNH VIỆN TỪ DŨ CUNG CẤP

Cháu bé sơ sinh được tiến hành phẫu thuật ngay khi cất tiếng khóc chào đời - ẢNH DO BỆNH VIỆN TỪ DŨ CUNG CẤP

Tuy nhiên, với các bệnh lý nêu trên, em bé có nguy cơ qua đời ngay sau khi sinh. Vì thế, 2 bệnh viện Từ Dũ – Nhi Đồng 2 đã phải huy động đến 40 bác sĩ, kỹ thuật viên, dụng cụ viên, nữ hộ sinh cho 2 ca mổ gần như tiến hành song song: mổ lấy thai và đặt máy tạo nhịp tim cho em bé mới chào đời để kịp thời cứu sống cháu.

Trong lúc các bác sĩ sản khoa đóng lại vết mổ lấy thai cho người mẹ, chiếc máy tạo nhịp đã được các bác sĩ tim mạch đặt vào cơ thể cháu bé, giúp mạch thai nhi từ mức rất chậm 52 lần/phút lúc mới sinh tăng lên 128 lần/phút, phù hợp với sinh lý của bé sơ sinh.

Ê kíp phẫu thuật đã mất 2 giờ đồng hồ, từ 9 giờ sáng 20-2 đến 11 giờ sáng cùng ngày để hoàn thành mọi việc, cứu sống cháu bé không may bị bệnh tim nặng từ trong bụng mẹ.

Sau đó, sản phụ được giữ lại chăm sóc tại Bệnh viện Từ Dũ, còn cháu bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 để tiếp tục theo dõi. Đến chiều 21-2, sức khỏe của hai mẹ con đều diễn biến tốt.

A. Thư

Theo đó, Hòa Bình Corp sẽ là tổng thầu trong các hoạt động xây dựng, thiết kế và thi công dự án Khu chung cư đầu tiên do Khang Điền phát triển độc lập tại quận 9, TP HCM trong thời gian tới.

Dự kiến, đây sẽ là khu chung cư được đầu tư như các khu căn hộ cao cấp và có mức giá phải chăng, với thiết kế cảnh quan ấn tượng. Dự án tọa lạc tại mặt tiền đường Song Hành với Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, kế cận quận 2. Dự án thừa hưởng hệ thống hạ tầng kết nối đã hoàn thiện của khu vực xung quanh. Với khoảng gần 900 căn hộ được thiết kế hiện đại trên 4 block tòa nhà và cụm tiện ích đầy đủ đầy như cụm hồ bơi hồ tràn đẳng cấp, khu café, shophouse, trường học, phòng gym với thiết bị cao cấp, khu vui chơi trẻ em… dự án mang tới cho các gia đình trẻ một nơi an cư hoàn hảo với 3 loại căn hộ: 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ và căn hộ Duplex với các diện tích linh hoạt để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với khả năng kinh tế và nhu cầu của gia đình. Hiện nay, ngoài việc sở hữu các dự án nhà phố và biệt thự cao cấp tại quận 9, Khang Điền sở hữu quỹ đất hơn 500 ha tại khu vực phía Đông và Tây Nam thành phố, với định vị ở phân khúc bất động sản nhà ở trung và cao cấp cho cư dân.

 Ông Trương Quang Nhật - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Hòa Bình và Bà Ngô Thị Mai Chi - Phó Tổng Giám đốc Công ty Khang Điền ký kết dưới sự chứng kiến của Chủ tịch HĐQT 2 bên

Ông Trương Quang Nhật - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Hòa Bình và Bà Ngô Thị Mai Chi - Phó Tổng Giám đốc Công ty Khang Điền ký kết dưới sự chứng kiến của Chủ tịch HĐQT 2 bên

Với sự khởi đầu trong năm 2017 bằng việc hợp tác với 1 đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam là Hòa Bình để tạo ra một sản phẩm bất động sản đẳng cấp với mức giá vừa phải, phù hợp với nhu cầu thị trường, Khang Điền tin tưởng sự khởi đầu này sẽ đem đến thành công tiếp nối trên con đường phát triển bất động sản, tạo dựng lên những sản phẩm chất lượng và tiếp tục tạo nên những cộng đồng cư dân văn minh hiện hữu, góp phần thúc đẩy sự phát triển đồng bộ cho các khu vực dân cư vùng ven của thành phố, cũng là sự khẳng định thương hiệu và uy tín của cả Khang Điền và Hòa Bình.

S. Nhung

Bệnh viện đa khoa Trí Đức

Bệnh viện đa khoa Trí Đức

Sau gần 2 tháng xảy ra 2 ca bệnh nhân tử vong sau tiêm thuốc gây mê tại bệnh viện (BV) Đa khoa Trí Đức (Hà Nội), hôm nay 21-2, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Hà Nội đã họp và chính thức công bố nguyên nhân tử vong của 2 nạn nhân này.

Thành phần Hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân tử vong của 2 người bệnh tử vong sau tiêm thuốc gây mê tại bệnh viện Trí Đức ngày 25-12-2016 là Hoàng Văn Trấn (SN 1982) và Quách Thị Mai Phương (SN 1979) gồm 10 người, do bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, làm Chủ tịch Hội đồng. Buổi họp còn có sự tham gia của Giám đốc BV Đa khoa Trí Đức và 2 bác sĩ, 2 kỹ thuật viên trong 2 kíp thực hiện kỹ thuật gây ra 2 ca tử vong kể trên.

Tại buổi họp, sau khi nghiên cứu hồ sơ và các ý kiến thảo luận của các thành viên, Hội đồng chuyên môn có ý kiến như sau:

Thứ nhất, quy trình gây mê và sử dụng thuốc gây mê trong 2 ca bệnh kể trên tại BV Trí Đức phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Cụ thể, các bệnh nhân có được khám trước gây mê, lâm sàng và cận lâm sàng. Monitoring phù hợp trong phòng mổ, các thuốc dùng đủ, đúng liều theo trình tự.

Thứ 2, BV Trí Đức có phương tiện máy móc theo dõi bệnh nhân. Các thuốc sử dụng hợp lý, đúng liều. Bệnh nhân được bóp bóng khi khởi mê và cấp cứu. Thuốc gây mê đúng liều lượng, đúng loại, đúng trình tự cho cả 2 trường hợp bệnh nhân.

Thứ 3, về quy trình cấp cứu khi các bệnh nhân có diễn biến xấu, Hội đồng chuyên môn kết luận: Các bệnh nhân đã được phát hiện sớm diễn biến nặng và xử trí cấp cứu kịp thời, xử trí ngay bằng các biện pháp cấp cứu như thuốc, đặt ống nội khí quản, cho thở oxy, sử dụng tiêm và truyền adrenalin đúng theo hướng dẫn cấp cứu sốc phản vệ.

Tuy nhiên, Hội đồng cho rằng BV cần có máy chống rung tim trong phòng phẫu thuật. Nếu theo dõi được EtCO2 và FiO2 thì chẩn đoán và hồi sức sẽ thuận lợi hơn. Việc BV Trí Đức quyết định chuyển 2 bệnh nhân lên tuyến trên là hợp lý nhưng cần đáp ứng tiêu chuẩn vận chuyển an toàn người bệnh cấp cứu.

Đặc biệt, Hội đồng chuyên môn nhấn mạnh các thuốc được sử dụng cho cả 2 người bệnh (ghi trong hồ sơ bệnh án của 2 người bệnh) là đúng loại, đúng liều, có trong danh mục thuốc của Bộ Y tế, được Việt Nam và trên thế giới sử dụng rộng rãi trong gây mê. Dù vậy, bất cứ loại thuốc nào cũng đều có tác dụng không mong muốn và nguy cơ gây sốc phản vệ.

Trên cơ sở đó, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội chẩn đoán nguyên nhân tử vong của 2 bệnh nhân ở BV Trí Đức là: “suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp trong quá trình khởi mê, nghĩ nhiều đến sốc phản vệ mức độ nặng (phù hợp kết quả giải phẫu bệnh). Tuy nhiên, chưa đủ thông tin lý giải tình trạng suy hô hấp cấp nổi trội hơn suy tuần hoàn ở cả 2 trường hợp trên.

Về quy trình mua bán thuốc, cấp phát thuốc, bảo quản thuốc của BV Trí Đức, do chưa có đủ thông tin nên Hội đồng chuyên môn chưa có đủ cơ sở để kết luận.

D.Thu

Từng là "cô nàng" đông cứng

Kristen Stewart bắt đầu đóng phim từ năm 8 tuổi, với những vai diễn nhỏ. Cô từng được đề cử giải "Diễn viên trẻ" nhờ vai con gái của diễn viên Jodie Foster trong phim "Panic Room" năm 2002. Nhưng sự nghiệp diễn xuất của cô chỉ thực sự tỏa sáng khi vào vai Bella trong loạt phim "Chạng vạng". Vai diễn giúp Bella tỏa sáng, chuyện "phim giả tình thật" của cô và chàng diễn viên điển trai Robert Pattinson trở thành chủ đề trên các báo phương Tây. Người hâm mộ loạt phim này cũng rất yêu thích, ủng hộ chuyện tình của hai diễn viên chính.

Kristen nổi tiếng nhờ vai diễn trong phim Chạng vạng

Kristen nổi tiếng nhờ vai diễn trong phim Chạng vạng

Tuy phim được yêu thích, doanh thu cao nhưng Kristen Stewart không được lòng giới chuyên môn. Một số chế giễu rằng Kristen là cô nàng "đông cứng" vì gương mặt cứng đơ, không nhiều biểu cảm. Cô cũng ít biến hóa cách diễn vào nhiều dạng vai khác nhau. Vai Bella xuyên suốt là hình ảnh một cô gái ít nói, đầy nội tâm, chỉ thể hiện cảm xúc với những người thân quen. Suốt 3 phần phim, Kristen khó có thể tạo nhiều biến hóa để Bella linh hoạt hơn và cô khó khăn trong việc chinh phục những nhà phê bình khó tính.

Tuy nhiên, mọi khó khăn không quật ngã Kristen, cô nỗ lực "lột xác", thoát khỏi hình ảnh diễn viên "đông cứng" bằng nhiều vai diễn khác nhau và phần nào được thừa nhận với phim "Welcome to Rileys" năm 2010. Cô chiến thắng hạng mục "Ngôi sao đang lên" tại giải thưởng BAFTA và giải "Nữ diễn viên xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim quốc tế Milan nhờ vai diễn trong phim trên.

Năm 2015, Kristen bắt đầu được giới chuyên môn ca ngợi khi cô đột phá cách diễn trong phim "Clouds Sils Maria". Nó mang về cho người đẹp này một số giải thưởng bao gồm giải Cesar hạng mục "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất". Cô thành nữ diễn viên Mỹ đầu tiên giành chiến thắng một giải César.

Cô dần thay đổi tính cách nổi loạn

Cô dần thay đổi tính cách nổi loạn

Những thành công ở đất nước Paris hoa lệ thôi thúc Kristen thử sức với phim nghệ thuật "Personal Shopper" của đạo diễn Olivier Assayas. Sự "lột xác" từ một Bella trong sáng, hết mình vì tình yêu chuyển sang một Maureen nữ tính, đầy tò mò, không ngại khám phá bản thân, đầy ngoạn mục. Kristen khoe vẻ đẹp cơ thể của mình trong phim một cách nghệ thuật và cuốn hút. Những chuyển biến tâm lý của Maureen từ sự tò mò tâm linh, muốn tìm kết nối với người anh song sinh qua đời cho đến nỗi sợ hãi phát hiện án mạng... được Kristen lột tả tốt. Cô tiếp tục nhận được lời khen ngợi từ giới chuyên môn và sẵn sàng cho những thử thách tiếp theo của mình.

Tính cách nổi loạn

Kristen Stewart và Robert Pattinson từng là một cặp đôi đẹp của Hollywood nhưng những bê bối tình ái nổ ra khiến cả hai bị chia tách. Kristen chìm ngập trong chỉ trích khi thân mật với một đạo diễn đã có vợ. Vụ việc khiến vợ đạo diễn này đâm đơn ly dị còn Kristen cũng không thể tiếp nối cuộc tình cùng Robert Pattinson.

Sau khi chia tay không lâu, Kristen Stwart khiến người hâm mộ sốc với hình ảnh cô thân thiết cùng các cô gái. Đồng thời Robert cũng hẹn hò với các chàng trai. Kristen không che giấu xu hướng giới tính của mình và cũng công khai mình lưỡng tính.

Ban đầu, khi được hỏi về những tin đồn giới tính, cô khẳng định: "Hãy lên google mà tìm, tôi chẳng có gì để giấu. Tôi nghĩ trong 3-4 năm nữa, sẽ có nhiều người nhận ra rằng việc định nghĩa bản thân mình là đồng tính hay dị tính không còn quan trọng nữa!". Thời gian sau, Kristen công khai hạn hò bạn gái, cô cho biết mình không hề thấy ngượng hoặc bối rối gì về chuyện này. Mọi thứ đã thay đổi không chỉ với cô và mọi người được phép khuyến khích những sự thừa nhận mới để phát triển hơn.

Mặc dù ngoại hình không giống nhau nhưng Kristen và Angelina được nhận định là giống nhau về tính cách nổi loạn của mình. Nhưng Kristen Stewart còn kiểm soát được sự nổi loạn đấy trong một khuôn khổ riêng còn Angelina Jolie thời son trẻ đã bộc phát hết cỡ. Trang phục bụi bặm, tính cách nổi loạn nhưng Kristen Stewart lại là mẫu người có tâm hồn yếu đuối. Cô nhút nhát, co người lại khi nhận được chú ý của mọi người nhưng lại là kiểu người chân thành, không mắc bệnh ngôi sao. Minh tinh này từng chia sẻ ước mơ học đại học ngành văn học vì muốn trở thành nhà văn. Cô mong mình làm được những gì mình thích.

Sợ hãi sự nổi tiếng

Kristen Stewart từng nói: “Nổi tiếng là điều tồi tệ nhất thế giới này và cũng thật vô nghĩa khi có người luôn miệng nói: “Tôi muốn nổi tiếng” nhưng lại không làm bất cứ điều gì”. Nữ diễn viên này thú nhận thời gian đầu khi mới bước chân vào làng giải trí, cô là người rụt rè, hay lo lắng. Dần dần, cô có kinh nghiệm nhiều hơn khi đối phó với sự nổi tiếng. Tuy nhiên, trung thực mà nói, Kristen không hề thoải mái khi là người nổi tiếng dẫu cô rất yêu công việc diễn xuất.

Trong một lần phỏng vấn khác, cô thừa nhận đến nay vẫn chưa thể thích ứng hoàn toàn cuộc sống luôn là tâm điểm chú ý của mọi người. Cô cảm thấy nếu mình cười với cánh săn ảnh và họ chụp được những bức ảnh đó, mọi người sẽ không tin đó là cô.

Kristen cho rằng nữ diễn viên thường phải làm việc cật lực nếu muốn được công nhận ở Hollywood. “Hollywood phân biệt giới tính một cách thái quá. Điều đó thật điên rồ, một sự điên rồ khó chịu!” – Kristen chia sẻ.

Bài: Minh Khuê

Vjeran Tomic thừa nhận đã lấy cắp 5 bức tranh gồm các kiệt tác của Picasso, Braque, Matisse, Léger và Modigliani từ Bảo tàng Musée d'Art Moderne năm 2010. Chúng trị giá hơn 104 triệu euro (khoảng 112 triệu USD). Ngoài kẻ trộm có biệt danh "Người nhện" này, Jean-Michel Corvez bị cáo buộc đề nghị vụ trộm; Yonathan Birn, tàng trữ tranh trộm, đều bị kết án lần lượt là 7 và 6 năm tù giam.

Tên trộm có biệt danh Người nhện

Tên trộm có biệt danh "Người nhện"

Hiện 5 bức tranh vẫn đang mất tích dù kẻ trộm bị bắt. Cả ba bị đề nghị trả cho Paris 104 triệu Euro tiền bồi thường đúng bằng giá trị số tranh.

Vjeran Tomic, 49 tuổi, bắt đầu học cách leo trèo trên các bức tường lớn và nhảy xa từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác từ năm 11 tuổi. Sau đó, ông hoàn thiện các kỹ năng này trong thời gian tham gia lực lượng quân đội Pháp. Theo cảnh sát, Vjeran Tomic đột nhập bảo tàng với hy vọng lấy được tranh của danh họa Ferdinand.

Chuông báo động gặp sự cố không reo nên Vjeran Tomic quyết định lấy luôn 4 bức tranh khác chỉ vì "thích" chúng. Một năm sau đó, kẻ trộm bị cảnh sát tóm gọn và trải qua thời gian điều tra dài để tìm bắt tòng phạm.

Yonathan Birn, kẻ tàng trữ tranh trộm nói với cảnh sát rằng đã ném các tác phẩm này đi vì quá hoảng loạn. Ông sẵn sàng mang trả chúng nếu biết các bức tranh này ở đâu.

Một trong những bức tranh bị trộm

Một trong những bức tranh bị trộm

M.Khuê (Theo BBC)

Theo New Indian Express, mọi chuyện xảy ra giống một phim kinh dị. Một nhóm gồm 7 người đã chặn xe của Bhavana khi cô từ trường quay ở quận Ernakulam, thành phố Kochi, bang Kerala về nhà. Những gã này đánh tài xế, ép lái xe đến khu vực gần Athani và Angamaly. Trong suốt thời gian này, chúng tấn công tình dục Bhavana suốt hai giờ, quay lại các video và chụp ảnh phản cảm, đe dọa tống tiền. Sau đó, chúng bao gồm cả tài xế của Bhavana tẩu thoát trên xe tải nhỏ chờ sẵn.

Nữ diễn viên Bhavana, 31 tuổi

Nữ diễn viên Bhavana, 31 tuổi

Bhavana sau đó khốn đốn tự lái xe đến nhà một đạo diễn phim gần đấy cầu cứu. Người này lập tức báo cảnh sát. Một cuộc điều tra diễn ra, ngày 20-2, cảnh sát đã bắt Martin, người lái xe của Bhavana và nghi ngờ người này là một phần âm mưu bắt cóc cô. Những hành động gây hấn, đánh Martin và khống chế lái xe đi chỉ là che đậy âm mưu. Ngoài ra, Pulsar Suni, lái xe trước đây của Bhavana bị bắt với nghi ngờ thiết kế vụ bắt cóc. Một người khác trong băng nhóm 7 người cũng vừa bị bắt và cảnh sát tiếp tục tìm những kẻ khác.

Trong lúc cảnh sát dốc sức điều tra, nhiều người dân Ấn Độ bất bình, biểu tình vì vụ cưỡng hiếp gây sốc trên. Nhiều người nổi tiếng trong ngành công nghiệp Bollywood lên tiếng yêu cầu thủ phạm phải được xử lý đích đáng để răn đe. Đặc biệt, Pulsar Suni từng có nhiều tiền sử phạm tội trước khi bị sa thải khỏi vị trí lái xe.

Bhavana tên thật là Karthika Menon, sinh năm 1986 tại Ấn Độ. Cô khởi nghiệp từ năm 16 tuổi, nổi tiếng nhờ phim "Nammai". Cô tham gia 75 phim, đoạt một số giải thưởng diễn xuất.

Cô gặp rắc rối từ chính những tài xế của mình

Cô gặp rắc rối từ chính những tài xế của mình

M.Khuê (Theo New Indian Express, Huffting Post)

Tập 3 của chương trình "Cặp đôi hài hước" lên sóng lúc 21 giờ, thứ tư ngày 22-2 có chủ đề "1001 cách nổi tiếng". Lợi dụng từ thiện để tạo xì-căng-đan, dựng chuyện lừa dối khán giả,… cùng những chiêu trò trong showbiz Việt từng được báo chí phản ảnh sẽ được 6 cặp thí sinh của chương trình tái hiện. Các tiểu phẩm sẽ được thể hiện qua lăng kính hài hước nhưng cũng thấm đẫm thông điệp nhân văn. Ban giám khảo gồm bộ tứ Thanh Bạch – Kiều Oanh, Lý Hùng – Việt Trinh cũng mang đến những tiết mục “khó đỡ” cùng những nhận xét chân thành, thẳng thắn và… căng thẳng không kém gì màn thi đấu của các thí sinh.

Thí sinh "Cặp đôi hài hước" mỉa mai chiêu trò “rẻ tiền” trong showbiz

Đêm thi khởi động với màn “độc chiếm” sân khấu của nghệ sĩ Thanh Bạch. Nam MC nổi tiếng một mình một “chiến trường” và hăng say thể hiện từ ca khúc tiếng Việt đến các bài hát tiếng Anh,… Thậm chí, khi 3 vị giám khảo còn lại xuất hiện, Thanh Bạch cũng biến họ thành… nhân vật phụ. Khi bị chê trách là anh chỉ biết hát nhép, Thanh Bạch “chống chế” anh đang thể hiện chủ đề của đêm thi và hát nhép chính là một trong những cách được nhiều người dùng để nổi tiếng khi tài năng có hạn.

Thí sinh "Cặp đôi hài hước" mỉa mai chiêu trò “rẻ tiền” trong showbiz

Trong đêm thi này, người hâm mộ của Võ Minh Lâm sẽ thấy anh trong một hình ảnh hoàn toàn mới. Vốn quen thuộc với khán giả qua những tạo hình trong các vở cải lương, Võ Minh Lâm sẽ xuất hiện trong tập 3 của "Cặp đôi hài hước" với một phong cách cực kỳ “máu lửa”. Hóa thân thành ca sĩ trẻ, chuyên hát dòng nhạc thị trường sôi động, Minh Lâm còn tự tin thể hiện những ca khúc này trên sân khấu. Cùng với đồng đội Lê Dương Bảo Lâm, cặp đôi sẽ mang đến tiểu phẩm "Cha và con", câu chuyện về một nghệ sĩ trẻ để nổi tiếng đã dựng chuyện, lừa dối khán giả của mình khiến người cha đau lòng.

 Tùng Linh- Mai Yến Chi

Tùng Linh- Mai Yến Chi

Không ít lần báo chí trong nước phản ảnh về những nghệ sĩ dùng từ thiện như một cách để đánh bóng bản thân. Vấn đề này sẽ được cặp đôi Tùng Linh – Mai Yến Chi tái hiện trên sân khấu qua lăng kính hài hước và mỉa mai trong tiểu phẩm "Về quê xa".

 Don Nguyễn- Huỳnh Tiến Khoa

Don Nguyễn- Huỳnh Tiến Khoa

Don Nguyễn – Huỳnh Tiến Khoa suýt trở thành đội nhất tuần ở tập 2 khi chỉ thua đội Võ Minh Lâm – Bảo Lâm sít sao điểm số. Đến với tập 3, đội Don Nguyễn – Huỳnh Tiến Khoa mang hẳn phố đi bộ Nguyễn Huệ lên sân khấu cùng một câu chuyện về tình cảm gia đình hài hước nhưng lấy nước mắt người xem với tiểu phẩm "May mắn lần sau".

 Tô Thiên Kiều- Lê Hùng

Tô Thiên Kiều- Lê Hùng

Cặp vợ chồng duy nhất của chương trình Tô Thiên Kiều và Lê Hùng có chút “xuống phong độ” trong tập 2. Nhưng họ sẽ trở lại đầy ấn tượng trong tập 3 với câu chuyện về những người chuyên hát nhạc đám ma. Chiêu trò để nổi tiếng trong tiểu phẩm của cặp đôi cũng vô cùng “độc lạ” khiến ban giám khảo và người xem ngả ngửa.

 Hải Yến- Huy Nam

Hải Yến- Huy Nam

Hải Yến – Huy Nam sẽ mang đến cho khán giả truyền hình một tiểu phẩm đầy ắp tiếng cười trong tiểu phẩm "Cười lộn ruột". Vẫn tiếp tục là sự trẻ trung, sôi nổi, không đụng hàng và những nhận xét tích cực từ ban giám khảo. Nhưng liệu Huy Nam – Hải Yến có bứt phá lên được một tầm cao mới trong đêm thi?

 Châu Gia Kiệt- Tuyền Mập

Châu Gia Kiệt- Tuyền Mập

Châu Gia Kiệt – Tuyền Mập không may rơi vào vòng nguy hiểm ở tập 2 nên ở tập 3 này, cặp đôi sẽ phải chịu thử thách của ban giám khảo. Tiểu phẩm mà đội này thể hiện phải gắn liền hoặc có liên quan đến ca khúc "Cuộc tình không trọn vẹn" – một bản "hit" đình đám của Châu Gia Kiệt.

Bên cạnh những tiết mục dự thi của các thí sinh, bộ tứ quyền lực bất ngờ có nhiều bất đồng và tranh cãi. Kể cả MC Hiếu Hiền cũng trở nên “đanh đá” thích “chặt chém” các nghệ sĩ khi làm MC.

"Cặp đôi hài hước" do Đài Truyền hình Vĩnh Long phối hợp với Jet Studio thực hiện. Tập 3 của chương trình với chủ đề "1001 cách nổi tiếng" sẽ phát sóng lúc 21 giờ thứ tư ngày 22-2 trên kênh THVL1.

Thí sinh "Cặp đôi hài hước" mỉa mai chiêu trò “rẻ tiền” trong showbiz

C. Phan

NSƯT Thanh Tuấn trong vở Đường gươm Nguyên Bá

NSƯT Thanh Tuấn trong vở "Đường gươm Nguyên Bá"

Phóng viên: Khán giả yêu mến tiếng hát của NSƯT Thanh Tuấn với phong cách ca vọng cổ luyến láy, ngân nga mượt mà, truyền cảm, cho đến hôm nay gần chạm tuổi 70, ông vẫn được yêu mến mỗi khi xuất hiện trên sân khấu với các bài ca cổ quen thuộc: “Chuyến xe Tây Ninh”, “Nhớ Nha Trang”, “Cô gái tưới đậu”, “Dòng sông quê em”… Cuộc sống của ông hiện nay như thế nào khi gần như ông chỉ xuất hiện với các chương trình ca cổ?

NSƯT Thanh Tuấn: Không riêng gì tôi, các nghệ sĩ cùng thời với tôi giờ chỉ đếm từng suất diễn với chương trình ca cổ hoặc trích đoạn cải lương. Thèm lắm những suất diễn nguyên vở tuồng với sự hóa thân vào nhân vật. Tôi có may mắn là nhiều bài ca cổ “ruột”, nên đi đến đâu, biểu diễn văn nghệ từ khóm ấp cho tới huyện lỵ, thị trấn bà con cô bác đều yêu cầu ca những bài vọng cổ quen, nên có thu nhập mà trang trải cho cuộc sống, vẫn làm trụ cột đối với gia đình. Tổ nghiệp thương nên từ khi tôi không còn làm quán với chương trình ca cổ, không phải uống quá nhiều bia mỗi tối vì chiều lòng khán giả tới ủng hộ quán của mình, nên sức khỏe rất tốt. Mỗi đêm vẫn có sô ca vọng cổ kiếm tiền chợ. Được biết, ông dự tính sẽ thực hiện chương trình live show kỷ niệm 50 năm dấn thân nghiệp cầm ca. Đêm diễn này có gì “bật mí” với khán giả hâm mộ danh ca Thanh Tuấn? Mọi thứ đều trong vòng phác thảo, tuy nhiên sẽ có hai phần, giới thiệu những bài vọng cổ mới do chính tôi sáng tác và giới thiệu một số trích đoạn cải lương mà khán giả yêu mến tôi khi diễn với NSND Lệ Thủy, NS Phượng Liên, NSND Bạch Tuyết, NSƯT Mỹ Châu, Thanh KIm Huệ, NS Thanh Hằng, NSƯT Phương Hồng Thủy, Thoại Mỹ, Ngọc Huyền, Cẩm Tiên,...

 NSƯT Thanh Tuấn và NSƯT Thanh Kim Huệ, NS Tuấn Thanh chụp ảnh với tác giả trong chương trình Làn điệu phương Nam

NSƯT Thanh Tuấn và NSƯT Thanh Kim Huệ, NS Tuấn Thanh chụp ảnh với tác giả trong chương trình "Làn điệu phương Nam"

Nhưng điểm nhấn của chương trình chính là tôi cảm ơn đời đã cho tôi bước khởi đầu gian khó, để từ một anh thợ đan ghế mây khi vào Sài Gòn lập nghiệp, tôi đã phấn đấu trở thành danh ca vọng cổ được công chúng yêu mến. Quê tôi ở thôn Thủy Triều, xã Phổ Văn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha tôi là cán bộ tập kết. Mang dòng máu yêu văn nghệ từ nhỏ, ở địa phương vào những mùa lễ hội, tôi được chọn tham gia đội ca, sau đó được thu đài Phát thanh Quảng Ngãi. Khi Phổ Văn đón chào lực lượng cách mạng về địa phương, chuẩn bị gầy dựng cơ sở để chống địch, năm đó tôi 13 tuổi, nhờ có vốn ca hát anh được giao nhiệm vụ Đội trưởng đội văn nghệ thiếu nhi và phân đội trưởng cảnh giác địch. Hơn hai năm tôi hoạt động văn nghệ phục vụ đồng bào, chiến sĩ tại quê nhà. Đến năm 1963, miền quê của tôi bị một trận lũ lụt cuốn trôi hết tài sản của nhân dân. Đời sống bà con Phổ Văn đã nghèo càng nghèo hơn. Nhưng nỗi đau lớn nhất là cuộc càn quét của quân địch, lực lượng trung đội của xã lúc đó quá mỏng không đấu lại quân địch vì nhiều chiến sĩ cách mạng ở Phổ Văn đã anh dũng hy sinh. Tôi sẽ đưa không khí hào hùng này vào chương trình với trích đoạn “Tìm lại cuộc đời” mà đạo diễn NSND Huỳnh Nga đã dàn dựng thành công.

NSƯT Thanh Tuấn và NSND Bạch Tuyết trong vở Trăng thề vườn Thúy của tác giả Quy Sắc

NSƯT Thanh Tuấn và NSND Bạch Tuyết trong vở "Trăng thề vườn Thúy" của tác giả Quy Sắc

* Vậy là ông đến với nghệ thuật cải lương một cách rất đặc biệt?

- Sau lần tôi và một số đồng đội núp dưới hầm chống giặc ba ngày đêm tại Phổ Văn, sau đó mới tìm đường quay về nhà. Tôi đã được cha mẹ gởi vào vào Sài Gòn vì sợ bị phát hiện. Tại thành phố này, tôi xin được công việc phụ giúp cho một tiệm thuốc bắc trên đường Thuận Kiều, nhưng rồi không thể tồn tại vì tôi không quen mùi thuốc bắc, sau đó tôi chuyển sang nghề đan ghế mây trên đường Vĩnh Viễn (quận 10 ngày nay). Cuộc sống tưởng đã ổn định với công việc này, đến năm 1964 đoàn cải lương Trăng Mùa Thu (bầu Nho) dọn về biểu diễn tại rạp Thủ Đô, lúc đó cặp đào kép chánh là Đắc Thành và Bích Sơn đã thu hút đông đảo khán giả. Tôi đã xin mấy chú hậu đài dẫn vào rạp xem cọp (không mua vé), đêm nào cũng đi xem, rồi mê đắm nghệ thuật cải lương, để từ đó bằng niềm đam mê cộng với quyết tâm phải dấn thân vào sân khấu để đổi đời, thoát khỏi cảnh cơ hàn của một anh thợ đan ghế mây sống xa gia đình, thiếu thốn trăm bề. Thành công của tôi là sự chịu khó. Dân miền Trung vốn dĩ chịu khó, vì sinh ra ở xứ sở quá nghèo nên rất nghiêm khắc với bản thân, cố gắng vươn lên để khẳng định mình. Có lẽ nhờ vậy mà tôi đã đạt thành tựu như tôi mong muốn. Bây giờ mỗi lần đi ngang qua những tiệm bán ghế mây, tôi nhớ da diết cái thời hàn vi của mình. Yêu lắm cái nghề đan ghế mây công phu, vất vả nhưng vô cùng sung sướng khi nhìn thấy sản phẩm của mình tạo ra sau một ngày lao động.

NSƯT Thanh Tuấn và NSƯT Cẩm Tiên, Phượng Hằng, NS Thành Chiến trong trích đoạn Tìm lại cuộc đời (chương trình Làn điệu phương nam)

NSƯT Thanh Tuấn và NSƯT Cẩm Tiên, Phượng Hằng, NS Thành Chiến trong trích đoạn "Tìm lại cuộc đời" (chương trình Làn điệu phương nam)

* Cho tới hôm nay, vai diễn nào ông cảm thấy thích thú nhất khi nghĩ về nhân vật và sự hóa thân của mình?

- Vai anh kép hát Châu Tuấn trong vở “Khúc ly hương” của đạo diễn Minh Hải là vai diễn tôi thích. Cái hay của nhân vật chính là lòng hy sinh cao cả, dám đứng ra nhận cái thai hoang của người mình yêu, để rồi trong cuộc sống tha hương, khi gặp lại cha của đứa bé, nhân vật là người hàn gắn lại vết thương lòng của một gia đình bị chia cắt bởi gia phong, lễ giáo. Tôi học được ở nhân vật này tấm lòng vị tha cao thượng và hết lòng vì tương lai của thế hệ trẻ tiếp nối sân khấu. Anh kép Châu Tuấn sống xa quê hương, nhưng luôn giữ cội nguồn dân tộc, dạy con mình nghề hát. Thích thú hơn khi đây là vở diễn mang tính thể nghiệm do Hội Sân khấu TP HCM chủ trương trong cách dựng, cách ca và quan trọng hơn là trả lại giá trị sáng tạo độc lập cho dàn nhạc cải lương. NSND nhạc sĩ Thanh Hải đã viết riêng một kịch bản dành cho dàn cổ nhạc và đó là mục đích chính của lần dàn dựng vở “Khúc ly hương”, mở đầu cho một công trình mới “Góp phần bảo vệ và gìn giữ cái hồn của nhạc dân tộc”. Tác phẩm thành công đã minh chứng một chân lý, sàn diễn chuyên nghiệp cần sự giao cảm giữa người đàn và người ca. Do đó, rất cần các nghệ sĩ hiểu và có trình độ nhất định về âm nhạc cải lương. Lúc còn trẻ đã có nhiều lần tôi ỷ lại giọng ca, nên về diễn xuất đã có phần chưa đào sâu. Nhưng khi biết lắng nghe ý kiến đóng góp của các bậc tiền bối như thầy Bảy Trạch, thầy Huỳnh Nga, anh hai Diệp Lang, anh Đoàn Bá, thầy Lương Đống… tôi đã nhận ra sự tồn tại vẻ vang của nghề chính là ca và diễn.

NSƯT Thanh Tuấn và NSND Lệ Thủy, cố NSƯT Minh Phụng trong trích đoạn Người tình trên chiến trận

NSƯT Thanh Tuấn và NSND Lệ Thủy, cố NSƯT Minh Phụng trong trích đoạn "Người tình trên chiến trận"

• Quả thật, ông định hình ngay từ buổi ban đầu đến với sân khấu là một kép ca, nhưng từ sau nhiều vai diễn đi vào nội tâm nhân vật, khán giả đã bắt gặp ở những nhân vật như: đại úy Huy Bình ("Tìm lại cuộc đời"), Chu Văn An (vở cùng tên), Phạm Lãi ("Tây Thi"), A Khắc Chu Sa ("Người tình trên chiến trận")...cá tính sáng tạo rất riêng. Ông đúc kết được bài học gì qua những vai diễn này?

- Tôi thích khám phá cái mới. Để ca diễn tốt phải có thời gian tìm hiểu kỹ về nó, ví như dân ca miền Trung thì phải sâu lắng, miền Nam thì mênh mang, miền Bắc thì thâm thúy, và người hát dân ca, cũng như nghệ sĩ cải lương nói chung khi thể hiện bài bản mỗi miền phải thể hiện đúng phong cách. Vấn đề đặt ra là tự học rồi sàng lọc, không phải ôm hết mọi thứ hay của người khác, rồi bản thân mình chỉ là một bản sao. Tôi ghét nhất là đốt cháy giai đoạn dễ làm cho vai diễn bị hỏng. Phải nuôi cảm xúc lớn dần lên qua từng buổi tập, để truyền đến khán giả tình cảm và nói lên được thân phận nhân vật. Bài học từ nhân vật dành cho tôi chính là sự kiện nhẫn, vì có nó tôi mới thoát khỏi kiếp anh thợ đan ghế mây, để trở thành người nghệ sĩ được công chúng yêu mến.

 NSƯT Thanh Tuấn trong vai A Khắc Chu Sa (vở Người tình trên chiến trận)

NSƯT Thanh Tuấn trong vai A Khắc Chu Sa (vở "Người tình trên chiến trận")

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Xã hội hóa sân khấu, theo thời gian, cho thấy là một chủ trương đúng, mở ra cho nghệ sĩ cơ hội được tự do sáng tạo, phát huy tối đa khả năng đóng góp cho xã hội, đồng thời cũng đem đến cho họ những thách thức không nhỏ để tồn tại trong cơ chế thị trường.

Những “người hùng” cô đơn

Trong một xã hội mà dân trí chưa cao, lại bị thị trường thuận mua vừa bán chi phối, những người làm nghệ thuật với mục đích tôn vinh cái đẹp chân chính luôn vấp phải khó khăn về doanh thu. Khán giả đến với sân khấu, phần đông là muốn giải trí, muốn thỏa mãn điều ưa thích, cảm giác lạ… Ít ai đi xem kịch để tìm kiếm những bài học đạo đức, hình thành nhân cách. Những người làm nghề đều hiểu để có một tác phẩm nghệ thuật hay, vừa dung chứa tính thẩm mỹ cao vừa thỏa mãn được yếu tố giải trí và mang thông điệp giá trị nhân văn là điều không dễ nên buộc họ phải chọn lựa: hoặc chạy theo số đông để tồn tại hoặc chấp nhận sự thiệt thòi hầu neo giữ những giá trị chân chính. Điều đó lý giải vì sao Sân khấu Hồng Vân một thời hãnh diện với những vở kịch Bắc sâu sắc, những vở tâm lý nhẹ nhàng lại trở thành “cứ điểm” của kịch ma, kịch kinh dị; Kịch Sài Gòn, Nụ Cười Mới, Thế Giới Trẻ… nghiêng hẳn sang mảng kịch hài; Sân khấu IDECAF nhiều tâm huyết cũng phải nghĩ thêm những mảng miếng để giữ khán giả. Chỉ còn Sân khấu 5B, Hoàng Thái Thanh và mới đây là Hồng Hạc là đi chuyên dòng kịch chính luận, tâm lý, luôn muốn đặt con người trước những vấn đề phải nghĩ suy, phải đưa ra thái độ sống.

Liệu hình ảnh tươi vui của nghệ sĩ Sân khấu Hoàng Thái Thanh với khán giả mộ điệu trong ngày sinh nhật lần 7 của sân khấu này có được nối dài? (Ảnh do Sân khấu Hoàng Thái Thanh cung cấp)

Liệu hình ảnh tươi vui của nghệ sĩ Sân khấu Hoàng Thái Thanh với khán giả mộ điệu trong ngày sinh nhật lần 7 của sân khấu này có được nối dài? (Ảnh do Sân khấu Hoàng Thái Thanh cung cấp)

Chọn con đường hẹp để đi, các sân khấu chuyên về chính luận, tâm lý chẳng khác nào như những “người hùng” cô đơn. Bởi nếu nói đến khó khăn về doanh thu, họ chính là người đứng “đầu sóng ngọn gió”, hứng chịu đầu tiên những “ngọn roi” của thị trường mà không được ai chia sẻ. Lời ăn lỗ chịu, trân mình trước những bài toán thu chi chỉ để giữ cho đường hướng nghệ thuật đã chọn được “vuông tròn”. Trên thương trường, các vở diễn có vẻ được cạnh tranh một cách bình đẳng nhưng nhìn ở góc độ văn hóa, lại là sự “bất công” đối với những vở thuộc dòng kịch kén người xem. Những chương trình thực hiện với mục đích giáo dục như đem các vở kịch lịch sử đến trường học để dạy học sinh về truyền thống giữ nước của Sân khấu IDECAF bao năm qua cũng chỉ làm một mình, không được ai hỗ trợ.

Mãi là “vô gia cư”

Điều “bất ngờ” là sau hơn 40 năm hòa bình, TP HCM hiện nay không có một cơ sở vật chất nào cho các đoàn nghệ thuật hoạt động. Nhà hát Hát bội sau nhiều năm lận đận, vừa được giao cho rạp Thủ Đô tối tăm, ẩm mốc. Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (trên nền rạp Hưng Đạo cũ) mới xây xong 2 năm, chưa kịp bàn giao cho nhà hát, phải “đắp chăn” nằm chờ sửa chữa, không biết chừng nào mới hoạt động được.

Ở sân khấu kịch nói, trừ Nhà hát Kịch TP HCM, Nhà hát Sân khấu nhỏ TP HCM (còn gọi Sân khấu 5B), các sân khấu khác hiện nay đều là những kẻ “vô gia cư” vì tất cả đều phải đi thuê địa điểm để biểu diễn. Cơ sở vật chất của Nhà hát Kịch

TP HCM được xem là “sang” nhất vì tọa lạc ở đường Trần Hưng Đạo, trung tâm quận 1, nhưng từ lâu đã xuống cấp trầm trọng, mới đây, một mảng trần bị mục ở khu vực hóa trang rớt xuống gây thương tích cho nghệ sĩ Trường Sơn nên nhiều vở diễn phải chạy lánh nạn. Nhà hát 5B đóng cửa gần một năm nay và có lẽ còn phải chờ thêm khoảng 3 năm nữa, theo dự án xây mới lại toàn khu nhà Hội Sân khấu TP, nghĩa là trước mắt, nếu 5B dựng vở mới sẽ phải đi tìm thuê điểm diễn. Kịch Hồng Vân, Kịch IDECAF, Kịch Sài Gòn… là những thương hiệu có thâm niên ở nhà thuê “ổn định” trên dưới 20 năm; hầu hết những sân khấu còn lại như Hoàng Thái Thanh, Nụ Cười Mới, Trịnh Kim Chi… đều phập phồng chuyện chuyển nhà. Ở thời buổi lĩnh vực giải trí có nhiều cạnh tranh như hiện nay, tiền thuê nhà cũng là một gánh nặng kéo các sân khấu nghiêng về cán cân thương mại trong các vở diễn.

Muốn có hoa phải vun trồng

Văn hóa, nghệ thuật có tầm quan trọng trong việc xây dựng, hình thành nhân cách con người. Thế nhưng cho đến nay, sau hơn 40 năm, TP HCM không những không có thêm một công trình văn hóa nào đúng tầm cỡ mà ngược lại, hầu hết những cơ sở văn hóa như rạp hát, rạp chiếu phim có từ trước năm 1975 dần đã biến mất, chuyển đổi thành những trung tâm thương mại hoặc làm nhà kho, đẩy những người làm văn hóa thành những kẻ không nhà hát, đặc biệt là ngành sân khấu.

Đừng để những vở kịch có chất lượng nghệ thuật cao, đậm tính nhân văn phải tự bơi trong cuộc ganh đua ở thị trường. Không ai ngoài nhà nước có thể giơ bàn tay tiếp sức cho những người làm nghệ thuật chân chính trong lúc này. Đừng để những người nhiều tâm huyết trong việc “trồng người” như NSƯT Thành Hội đến lúc phải thốt lên “Hết tiền thì nghỉ!”. Lúc ấy, cái mất mát lớn nhất thuộc về công chúng mộ điệu, những người luôn khát khao những món ăn tinh thần có giá trị và còn thuộc về xã hội khi cái thiện bị lấn át bởi cái ác.

Nghệ thuật chân chính nuôi dưỡng tâm hồn

Trước những tin tức giết người cướp của diễn ra hằng ngày một cách dửng dưng, lạnh lùng, đã có những câu hỏi đặt ra rằng tại sao con người bây giờ lại mất nhân tính đến vậy? Câu trả lời không thể khác là vì sự giáo dục văn hóa, nền nghệ thuật chân chính đã bị sức mạnh vật chất và những thứ phù phiếm đẩy xuống thế yếu. Người làm nghệ thuật chân chính nói chung, sân khấu nói riêng, bị rơi vào thế cô lập, bị bao vây bởi muôn vàn sức công phá của các loại văn hóa, giải trí dễ dãi trên các sân khấu thương mại, trên truyền hình,...

Nhân cách con người không tự nhiên mà có, phải qua quá trình giáo dục dài lâu trong gia đình, nhà trường và được nuôi dưỡng bằng những món ăn tinh thần bổ ích qua văn hóa, nghệ thuật. Sách vở nói: “Con người là mối tổng hòa của xã hội”. Ông bà đúc kết dân dã hơn: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”... Muốn xã hội bớt tệ nạn, bớt chuyện chém giết,... phải chú trọng đến việc giáo dục, xây dựng nhân cách thông qua các tác phẩm nghệ thuật tốt.

Cát Vũ

Writers Guild of America Awards là giải thưởng thường niên do Hiệp hội Các nhà biên kịch Mỹ bình chọn nhằm tôn vinh những kịch bản xuất sắc nhất năm.

Đây được coi là một trong những giải tiền Oscar quan trọng, có tính dự báo cao cho hạng mục Kịch bản xuất sắc nhất của Viện Hàn lâm. “Moonlight”, được chuyển thể từ vở kịch “In Moonlight Black Boys Look Blue” là phim dài thứ hai của đạo diễn Barry Jenkins, sau tác phẩm “Medicine for Melancholy” (năm 2008). Bộ phim đề cập vấn đề xung đột xã hội và sắc tộc của người da màu Mỹ. Chiron, một đứa trẻ mồ côi cha, lớn lên trong cảnh túng thiếu tại một thành phố ven biển Miami (Mỹ). Bà Paula - mẹ cậu - là một người nghiện ngập và thường xuyên đem đồ đạc trong nhà đi bán để lấy tiền mua ma túy. Có tính khí trầm lắng và hơi yếu đuối, Chiron thường xuyên bị bắt nạt ở trường và bị bạn bè gọi là “Little”. Một ngày, cuộc gặp gỡ với Juan, gã buôn ma túy nhưng có tính cách cao thượng, cuộc đời Chiron thay đổi.

 Trailer phim “Moonlight”

Trailer phim “Moonlight”

Còn phim “Arrival”, tác phẩm khoa học viễn tưởng của đạo diễn Denis Villeneuve, đề cập vấn đề luân hồi và những câu chuyện ám ảnh. Bộ phim “Arrival” là một bất ngờ thú vị của điện ảnh thế giới năm 2016, hoàn toàn xứng đáng với 8 đề cử nhận được tại Oscar lần thứ 89-2017.

Cả hai bộ phim “Moonlight” và “Arrival” đều có mặt trong bảng đề cử hạng mục Phim hay nhất tại giải Oscar lần thứ 89-2017. Với giải thưởng của Hiệp hội Các nhà biên kịch Mỹ, công chúng tin rằng một trong 2 bộ phim này sẽ được tôn vinh tại lễ trao giải Oscar lần thứ 89, diễn ra vào ngày 27-2 (giờ Việt Nam).

Thụy Vũ (Theo Reuters)

 NSƯT Trường Sơn vai Nguyễn Địa Lô (vở Bức ngôn đồ Đại Việt)

NSƯT Trường Sơn vai Nguyễn Địa Lô (vở "Bức ngôn đồ Đại Việt")

- Phóng viên: Được biết, sau suất diễn tối 6-2 với sự cố bị sập trần nhà hậu trường khiến ông bị thương cánh tay trái, đến nay sức khỏe của ông như thế nào?

- NSƯT Trường Sơn: May mắn cho tôi chỉ bị trầy sướt nhẹ, dù ra nhiều máu nhưng không ảnh hưởng đến xương. Điều tôi buồn là sự xuống cấp quá đỗi trầm trọng của một rạp hát cũ kỹ. May mà khi đó trần nhà rớt xuống chỉ có tôi và NS Chí Bảo ngồi ngay cạnh bên, không phải là các diễn viên trẻ hoặc các em thiếu nhi có tham gia một vài ca cảnh trong chương trình “Ba thế hệ về lại cội nguồn”, nếu không thì sẽ xảy ra chuyện lớn, vì sau khi trần nhà hậu trường rơi xuống, nhìn những lỗ hổng mới thấy sợ. Điều tôi buồn là sau ngày đất nước thống nhất, nghệ sĩ chúng tôi vẫn diễn trong một sân khấu không còn là thánh đường. Những gì của chế độ cũ để lại, chúng ta trưng dụng và chỉ chắp vá cho xong, mặc cho thời gian bào mòn. Thử hỏi vì sao khán giả quay lưng với sàn diễn khi mà chính người nghệ sĩ tham gia còn chịu quá nhiều rủi ro, thì khán giả ngồi xem trong một khán phòng như rạp Công Nhân, rạp Thủ Đô…sẽ không khỏi lo ngại.

Trần nhà hậu trường rạp Công Nhân sau khi rơi một mảng xuống ngay bàn hóa trang của NSƯT Trường Sơn

Trần nhà hậu trường rạp Công Nhân sau khi rơi một mảng xuống ngay bàn hóa trang của NSƯT Trường Sơn

- Hiện nay rạp Thủ Đô đã được trao cho Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM tiếp quản để sử dụng. Theo ông việc tổ chức biểu diễn có là mối lo đối với nghệ sĩ?

- Sân khấu hát bội đã khó, nay tiếp nhận rạp này càng khó hơn. Khán phòng xuống cấp, sàn diễn cũng rệu rã. Xây dựng một rạp mới để bảo tồn giá trị của nghệ thuật hát bội, sau khi nhà nước đã chuyển trụ sở rạp Long Phụng thành một điểm kinh doanh, thì sự hoán đổi này chưa sòng phẳng lắm đối với nghệ sĩ hát bội. Tôi xuất thân từ sân khấu hát bội, gắn bó với sân khấu cải lương pha hát bội, rồi cải lương tuồng cổ nên tôi hiểu tâm tư tình cảm của anh em nghệ sĩ lãnh vực hát bội. Nghành nghề nào cũng vậy, phải an cư thì mới lập nghiệp.

Những vết nứt của mảng trần nhà hậu trường rạp Công Nhân có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào

Những vết nứt của mảng trần nhà hậu trường rạp Công Nhân có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào

- Sau khi NSND Thanh Tòng qua đời, đối với gia tộc Bầu Thắng, Minh Tơ, Thanh Tòng, xem như ông là người con rể còn trụ lại với nghề, ông vẫn tiếp tục phát huy truyền thống, truyền nghề cho thế hệ trẻ. Vậy theo ông cần làm gì để việc huấn luyện nghề nghiệp đối với bộ môn sân khấu tuồng cổ hiện nay được có một khởi sắc?

- Cha tôi là nghệ nhân đánh trống Bảy Đực, ông là tay trống cự phách của làng hát bội. Khi làm sui với nghệ nhân Minh Tơ, 2 ông chủ trương huấn luyện thế hệ nghệ sĩ là con cháu trong gia tộc để ai cũng biết nghề, từ vũ đạo, võ thuật cho đến ca diễn với những trình thức sân khấu hát bội và tuồng cổ. Khi anh năm Thanh Tòng đột ngột qua đời vì bệnh tật, tôi hụt hẫng, con cháu thương tiếc, đau buồn. Trọng trách không chỉ của riêng tôi mà đè nặng trên vai các thành viên còn lại của thế hệ chúng tôi như: Xuân Yến, Thanh Loan, Công Minh, Thanh Sơn, Chí Bảo…

NSƯT Trường Sơn và NS Chí Bảo trong vở Bức ngôn đồ Đại Việt diễn tối 6-2 tại rạp Công Nhân

NSƯT Trường Sơn và NS Chí Bảo trong vở "Bức ngôn đồ Đại Việt" diễn tối 6-2 tại rạp Công Nhân

Nay thì chị Xuân Yến, chị vợ của tôi lại bệnh nặng. Coi như việc quán xuyến, truyền nghề còn lại mấy anh chị em. Lâu rồi sàn diễn đìu hiu, ít có suất để các em cháu cọ xát với nghề nên chúng tôi vẫn mượn sân đình Cầu Quan để làm sàn tập, hướng dẫn thêm cho các diễn viên trẻ.

Khi anh Thanh Tòng còn sống, anh đã mong ước có sự hỗ trợ của nhà nước để thành lập CLB cải lương tuồng cổ, dành cho thế hệ trẻ như ngày xưa nghệ nhân Minh Tơ, cha vợ của tôi đã thành lập đồng ấu Minh Tơ và thế hệ chúng tôi lớn lên trên sân khấu của đồng ấu Minh Tơ.

Tôi mong sao khi rạp Hưng Đạo mới đi vào hoạt động sau khi đã nghiệm thu hoàn chỉnh hệ thống phòng cháy, chữa cháy thì hãy dành cho cải lương tuồng cổ những suất diễn, để tiếp tục phát huy truyền thống của bộ môn này, đó là duy trì việc truyền nghề cho con em nghệ sĩ.

Nơi NSƯT Trường Sơn hóa trang tại hậu trường rạp Công Nhân sau khi một mảng trần nhà sụp xuống

Nơi NSƯT Trường Sơn hóa trang tại hậu trường rạp Công Nhân sau khi một mảng trần nhà sụp xuống

- Khi diễn vai Nguyễn Địa Lô, một vai diễn hay trong tác phẩm sân khấu “Bức ngôn đồ Đại Việt”, ông có suy nghĩ gì?

- Tôi tái diễn vai này trong đêm 6-2 và đó là đêm diễn nhớ đời của tôi. Dù bị thương ở tay nhưng tôi cố gắng diễn cho tròn nhân vật của mình. Tay đau nhưng khi ra sàn diễn thì quên hết mọi thứ. Vai này từ anh năm Thanh Tòng dàn dựng, sau này có em Vũ Linh đã từng diễn vai đoạt HCV xuất sắc giải Trần Hữu Trang năm 1991- 1992. Vai diễn có quá nhiều kỷ niệm đối với gia đình tôi và gần như các mùa thi của giải Trần Hữu Trang, giải Chuông vàng vọng cổ, các diễn viên trẻ cũng đều chọn vai diễn khuôn mẫu này để tranh tài.

Tôi còn đang hăng sức, muốn được tái diễn nhiều vai được đúc kết kinh nghiệm từ nhiều bậc tiền bối đi trước, nhằm truyền lại cho các em diễn viên trẻ nhưng lực bất tòng tâm, các suất hát ngày càng ít dần thì làm sao có thể truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Tôi mong sao các đài truyền hình nhanh chóng quay hình lại những tác phẩm tuồng cổ kinh điển, để truyền đạt kinh nghiệm, lưu trữ một cách có hệ thống những viên ngọc tinh túy của nghệ thuật cải lương tuồng cổ. Bởi, một khi thế hệ chúng tôi rơi rụng dần thì sẽ mang tất cả những bài học đó xuống mồ, thế hệ trẻ khao khát làm nghề sẽ bị thiệt thòi vì chính những người nắm giữ trọng trách ươm mầm sống cho tài năng trẻ đã không quan tâm đến vấn đề này.

NSƯT Trường Sơn và Tú Sương trong vở Bức ngôn đồ Đại Việt suất diễn tối 6-2 tại rạp Công Nhân

NSƯT Trường Sơn và Tú Sương trong vở "Bức ngôn đồ Đại Việt" suất diễn tối 6-2 tại rạp Công Nhân

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Ngày 20-2, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nơi đây vừa can thiệp nội mạch cứu bệnh nhân Trương Bá L. (27 tuổi, quê Nghệ An, tạm trú Đồng Nai) bị hộc nhiều máu nhưng không rõ nguyên nhân. Trước đó, bệnh nhân được chuyển lên từ Bệnh viện Đa khoa Biên Hòa trong tình trạng chảy máu mũi tự nhiên nhưng không bớt. Qua chụp CT, xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện bị rò động mạch cảnh xoang hang rất nguy hiểm nên đã tiến hành can thiệp đặt bóng ngăn chảy máu cứu bệnh nhân. Hiện người bệnh ăn, ngủ được, tự đi lại bình thường.

 Người đàn ông trẻ vừa được các bác sĩ cứu sau khi can thiệp nội mạch ngăn chảy máu.

Người đàn ông trẻ vừa được các bác sĩ cứu sau khi can thiệp nội mạch ngăn chảy máu.

Theo bác sĩ Hoàng Bá Dũng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy, khi mới nhập viện, bệnh viện chưa thể phát hiện ra căn bệnh hộc máu của bệnh nhân. Chỉ cần một chấn động nhẹ, huyết áp tăng anh L. có thể hộc ra từ 1 – 2 lít máu, tử vong bất cứ lúc nào. Chi phí can thiệp tốn cả trăm triệu đồng nhưng trước tình thế cấp bách cùng với gia cảnh bệnh nhân quá nghèo (không có BHYT), bệnh viện cứu người trước rồi mọi chuyện sẽ giải quyết sau.

Anh L. mưu sinh bằng nghề thợ hồ, còn vợ làm công nhân. Cách đây một năm vừa cưới nhau được vài tháng thì anh bị tai nạn xe máy mặt đập uống đường, được điều trị sức khỏe dần ổn định nhưng cũng không thể đi làm được. Gần đây, người đàn ông trẻ này đột ngột bị hộc máu từ mũi với lượng nhiều, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Biên Hòa điều trị, song các bác sĩ ở đây không thể phát hiện ra bệnh nên chuyển lên tuyến trên.

Nguyễn Thạnh

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.