Khớp cắn ngược là một dạng sai lệch khớp cắn. Tình trạng này còn được gọi là răng móm, hàm móm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của khuôn mặt và chức năng ăn nhai. Vậy làm cách nào để điều trị khớp cắn ngược hiệu quả? Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu phương pháp phù hợp nhất qua các thông tin dưới đây.


1. Biểu hiện và nguyên nhân gây khớp cắn ngược?


Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của khớp cắn ngược là hàm răng dưới đưa ra phía trước khi ngậm miệng lại thì răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên, trái ngược với bình thường. Để có cách điều trị khớp cắn ngược hiệu quả, chúng ta cần phải xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì.


Từ A tới Z cách nhận biết và điều trị khớp cắn ngược VĨNH VIỄN 1


Người có khớp cắn ngược có răng hàm dưới phủ ngoài hàm trên


Khớp cắn ngược thường có 3 dạng phổ biến là: khớp cắn ngược do răng, khớp cắn ngược do xương và khớp cắn ngược do cả xương hàm và răng. Theo đó, nguyên nhân gây khớp cắn ngược ở các dạng cũng xuất phát từ các yếu tố khác nhau.


➤ Nguyên nhân của khớp cắn ngược do răng thường là do:


  • Răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới

  • Do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.

➤ Tình trạng khớp cắn ngược do xương hàm xảy ra thường do bẩm sinh hoặc tác động từ bên ngoài bởi các nguyên nhân:


  • Do xương hàm trên kém phát triển.

  • Do xương hàm dưới phát triển quá mạnh

  • Do dị tật khe hở vòm miệng khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.

2. Vì sao cần điều trị khớp cắn ngược? 


Từ A tới Z cách nhận biết và điều trị khớp cắn ngược VĨNH VIỄN 2


Khớp cắn ngược gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nên cần điều trị sớm 


Khớp cắn ngược là một dạng sai lệch khớp cắn và cần phải tiến hành điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng không tốt đến vẻ bên ngoài, khả năng ăn nhai và tinh thần của người bệnh:


  • Thẩm mỹ bị giảm sút do khuôn mặt không cân xứng.

  • Chức năng ăn nhai của hàm răng không được hoàn thiện.

  • Khớp cắn không chuẩn, tạo áp lực lên khớp thái dương và hàm, lâu dần gây đau nhức và các bệnh lý liên quan

  • Người có khớp cắn ngược thường không tự tin, ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và cuộc sống hàng ngày.

3. Cách điều trị khớp cắn ngược được thực hiện như thế nào?


Cách điều trị khớp cắn ngược do xương hàm


Nếu khớp cắn ngược do xương ở mức độ nặng, do xương hàm phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng thì cách điều trị khớp cắn ngược duy nhất là phải phẫu thuật.


Từ A tới Z cách nhận biết và điều trị khớp cắn ngược VĨNH VIỄN 3


Cách chữa khớp cắn ngược do hàm hiệu quả nhất là phẫu thuật 


✿ Điều trị khớp cắn ngược do răng


Niềng răng là cách điều trị khớp cắn ngược do răng đem lại kết quả cao, đặc biệt là khi thực hiện sớm ở giai đoạn thiếu niên từ 12- 16 tuổi khi răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ.


Có 2 niềng răng điều chỉnh khớp cắn ngược do răng đó là: niềng răng mắc càiniềng răng không mắc cài (niềng răng khay trong có thể tháo ra lắp vào).


Từ A tới Z cách nhận biết và điều trị khớp cắn ngược VĨNH VIỄN 4


Hiệu quả niềng răng chữa khớp cắn ngược do răng tại Nha khoa Paris


Chữa khớp cắn ngược do cả răng và xương hàm


Với trường hợp này thì bác sĩ thường kết hợp cả 2 phương pháp niềng răng và phẫu thuật để chữa khớp cắn ngược mang lại kết quả tốt nhất.


Giai đoạn đầu bạn sẽ phải đeo khí cụ niềng răng để điều chỉnh răng về vị trí đều khít, đảm bảo khớp cắn cũng như chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của 2 hàm răng. Sau đó, bạn sẽ được phẫu thuật để đưa hàm dưới về vị trí đều khít với hàm trên. Thời gian niềng thông thường là từ 12 – 24 tháng.


Tuy nhiên, nếu áp dụng công nghệ niềng răng 3D Speed thì quá trình niềng răng cũng sẽ được rút ngắn tối đa mà vẫn đảm bảo không xảy vấn đề nào khác, sự thay đổi trong quá trình niềng răng tại nha khoa Paris là hoàn toàn có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất..


>>> Xem thêm: Niềng răng 3D Speed – Rút ngắn 6 tháng chỉnh nha


4. Cách phòng tránh khớp cắn ngược ở trẻ em


Từ A tới Z cách nhận biết và điều trị khớp cắn ngược VĨNH VIỄN 5


Phòng tránh khớp cắn ngược ở trẻ như thế nào? 


Phòng tránh khớp cắn ngược phải được thực hiện ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ:


  • Chú ý đến thói quan hàng ngày của trẻ như tật thường xuyên trượt hàm, nghiến răng khi ngủ, gặm mút tay, đẩy lưỡi…

  • Đăng ký theo dõi lịch thay và mọc răng của trẻ tại phòng khám uy tín để bác sĩ có hướng khắc phục kịp thời.

  • Phòng tránh các bệnh lý răng miệng cho trẻ, đặc biệt là sâu răng bằng cách hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày, kiểm soát khẩu phần ăn của bé, hạn chế ăn đồ chứa nhiều chất đường.

Nếu đã phát hiện thấy bé có hiện tượng bị khớp cắn ngược, bạn hãy đưa bé đến nha khoa, lúc này cách chữa khớp cắn ngược bằng cách đeo khí cụ sẽ giúp điều chỉnh răng và xương hàm về chuẩn khớp cắn.


>>> Xem thêm: Chỉnh nha không phẫu thuật dành cho hô – móm do xương hàm


Để được tư vấn cách điều trị khớp cắn ngược phù hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể, vui lòng gửi câu hỏi theo form tư vấn bên dưới. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ!



XEM THÊM


  • Niềng răng giá bao nhiêu? – Bảng giá chi tiết tại Nha khoa Paris

  • Những “chỉ số” cho thấy thế nào là khớp cắn chuẩn


The post Điều trị khớp cắn ngược: Giải pháp phù hợp trong từng trường hợp appeared first on Niềng răng thẩm mỹ.






Nguồn: Điều trị khớp cắn ngược: Giải pháp phù hợp trong từng trường hợp

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.