Tống Quang Anh đã dựa vào hồi ký của cha mình và những tài liệu từng được công bố để viết “Người tình báo thầm lặng”. Trong đó, phần truyện chỉ là kỹ thuật thể hiện sao cho mềm mại các sự kiện, hoàn toàn không có hư cấu - như trình bày của tác giả.

“Người tình báo thầm lặng”- một phần lịch sử dễ lãng quên

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, “Người tình báo thầm lặng” có giá trị khác, quý hơn yếu tố trinh thám hấp dẫn thường thấy ở những cuốn tiểu thuyết viết về nhân vật hoạt động tình báo lâu nay, đó là tính chân thực.

Lịch sử của mỗi cá nhân gắn liền với lịch sử của một cộng đồng, dân tộc trong một thời gian nhất định. Vì vậy, những cuốn sách viết về nhân vật dưới dạng hồi ký, truyện ký đều có giá trị về mặt tư liệu và lịch sử. Tác giả Tống Quang Anh cho biết ông viết “Người tình báo thầm lặng” là vì muốn góp phần bổ sung một phần lịch sử đất nước và con người của cả Việt Nam và Lào vốn gắn liền với cuộc đời hoạt động của người cha trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhưng chưa được ghi chép, đề cập trong sách sử và dễ bị lãng quên. Trong đó có những con người đã hy sinh xương máu, đóng góp thầm lặng nhưng mang ý nghĩa cao cả, giá trị lớn lao.

N.Huy

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.